Advertisement
Những người dùng FTX lỗ đậm sau khi phải trải qua một tuần tồi tệ. Nhưng mọi thứ có thể trở nên xấu hơn nhiều nếu bảng cân đối kế toán của công ty không ổn định.
Hàng loạt các hệ quả sau sự sụp đổ của FTX đã khiến người dùng FTX lỗ đậm. Hơn nữa, sự mất giá nhanh chóng của tài sản FTX và vụ hack sàn giao dịch này vào cuối tuần trước càng khiến mọi thứ trở nên phức tạp.
Theo đó, bảng cân đối kế toán mới được tiết lộ đang cho thấy một bức tranh tồi tệ cho những người có tiền bị kẹt trên nền tảng này. Vào ngày 14/11, Bloomberg báo cáo rằng hồ sơ phá sản của FTX cho thấy nó có gần 9 tỷ USD nợ phải trả và chỉ 900 triệu USD tài sản lưu động.
Bloomberg: Customers of FTX face a slim chance of recovering much of their deposits. FTX has $9 billion in liabilities, but only $900 million in liquid assets, and nearly $9 billion in illiquid assets composed of tokens such as FTT SOL, and the price of this part has plummeted.
— Wu Blockchain (@WuBlockchain) November 14, 2022
Người dùng FTX lỗ đậm: Tài sản bị thanh lý và token vô giá trị
Ngoài ra, 5.5 tỷ USD trong tổng số là tài sản “kém thanh khoản” (less liquid), với 3.2 tỷ USD tài sản “ít thanh khoản” (illiquid), theo báo cáo. Nhiều tài sản kỹ thuật số mà sàn nắm giữ đã giảm mạnh. Chúng bao gồm FTT, SOL và SRM.
Bảng cân đối kế toán cũng đề cập đến khoản nợ 8 tỷ USD của một tài khoản tiền tệ Fiat “ẩn, được dán nhãn nội bộ”. Ngoài ra, FTX còn có 472 triệu USD cổ phiếu của Robinhood. Tuy nhiên, số cổ phần này thuộc về một tổ chức không nằm trong thủ tục phá sản.
Trong khi đó, SBF đã quay trở lại Twitter vào ngày 14/11, với dòng tweet khó hiểu “1) What (Cái gì)” trước khi thêm “2) H” sau đó. Trong khi một số người dùng cảm thấy hài hước về dòng tweet này, những người khác thì hỏi tiền của họ đang ở đâu.
I’m hoping he was trying to tweet and a government agent round-house kicked the phone out of his hand https://t.co/p1tgsH8eMRpic.twitter.com/Lyh5zs7oRo
— Rager 📈 (@Rager) November 14, 2022
Theo báo cáo, Hàn Quốc là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự sụp đổ của FTX. Singapore đứng thứ hai với 5% người dùng và Đức ở vị trí thứ ba. Vào ngày 14/11, Reuters đưa tin rằng Visa đã chấm dứt các thỏa thuận với FTX. “Chúng tôi đã chấm dứt các thỏa thuận toàn cầu với FTX và chương trình thẻ ghi nợ tại Hoa Kỳ của họ đang bị nhà phát hành cắt giảm”.
Vào cuối tuần qua, Binance và Huobi đã tạm ngừng cho phép gửi FTT, khiến giá token này giảm mạnh hơn, qua đó khiến người dùng FTX lỗ đậm hơn bao giờ hết.
>>> Xem thêm: Người dùng Binance rút tiền 1,35 tỷ USD Bitcoin sau khi FTX phá sản
Nhóm token hệ FTX giảm không phanh
Theo ghi nhận, giá FTT đã giảm thêm 40% trong 24 giờ qua, từ mức cao nhất trong ngày là 2.09 USD xuống đáy 1.29 USD trong một vài giờ tại phiên giao dịch châu Á. Sau đó, giá FTT đã tăng trở lại 1.68 USD, nhưng vẫn giảm 92.5% kể từ cùng thời điểm tuần trước.
Solana cũng không khá khẩm hơn. Giá SOL đã mất 16% khi giảm xuống mức thấp nhất trong ngày là 12.28 USD, theo CoinGecko. SOL được giao dịch ở mức 12.57 USD vào thời điểm BeInCrypto viết bài, mất hơn 60% giá trị trong 7 ngày qua.
Token của Serum DEX, SRM, đã giảm 43% trong 24 giờ qua. SRM hiện đang giao dịch với giá 0.18 USD, giảm 76% trong tuần qua. Serum là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trên bảng cân đối của FTX, với trị giá 2.2 tỷ USD.
Source: cafebitcoin