Advertisement
Đằng sau thỏa thuận Binance mua FTX tồn tại nhiều điểm bất cập khiến cộng động trở nên khó hiểu trước quyết định này.
Hiện tại, quá trình này mới chỉ dừng lại ở việc thương thảo (DD). Nó có nghĩa là thỏa thuận này có thể xảy ra hoặc không tùy thuộc vào cuộc trò chuyện giữa đôi bên. Tuy nhiên, có một điều chúng ta có thể chắc chắn là dù thỏa thuận này đi đến đâu, danh tiếng của sàn FTX, quỹ Alameda Research và cá nhân Sam Bankman-Fried đã bị ảnh hưởng nặng nề trong thị trường này.
Theo Beincrypto, chưa bàn vội đến yếu tố danh tiếng, câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao một người có tiếng trong ngành như Sam Bankman-Fried, người từng đứng ra mua lại hàng loạt các công ty trong thị trường Crypto phá sản (Blockfi, Voyager…) lại dễ dàng đưa ra một quyết định bán “con đẻ” của mình dễ dàng đến như vậy? Kịch bản mà FTX đang gặp phải có phần khá quen thuộc trong thị trường này: Gặp khủng hoảng thanh khoản và sau đó có sự giải cứu từ bên ngoài. Tuy nhiên, thỏa thuận Binance mua FTX lần này dường như tồn tại vô số những điểm bất cập đằng sau nó.
Binance mua FTX liệu có góp phần xử lý các vấn đề FTX đang gặp phải?
Như đã đề cập trong bài viết về việc Binance dự tính bán 23 triệu FTT token trước đó, nguồn cơ xuất phát từ việc quỹ Alameda Research bị Coindesk “vạch trần” có dấu hiệu giả dối trong bảng cân đối kế toán. Ai trong chúng ta cũng hiểu rằng SBF và FTX là “chống lưng” đằng sau quỹ đầu tư này. Nếu Binance mua FTX thành công có lẽ sẽ chẳng còn ai nhớ đến Alameda Research cũng như những việc đằng sau đó nữa. Cuối cùng, gói cứu trợ mà FTX đang đàm phán thực sự có thể hợp thức hóa nhiều vấn đề nổi cộm này.
Ngoài ra, việc SBF giữ lại FTX.US có thể đơn thuần chỉ là một động thái để hạn chế các rủi ro pháp lý liên quan mà thôi. Bởi lẽ, việc để FTX phá sản sẽ không nguy hại bằng việc cả FTX.US phá sản. Trước giờ hai thực thể này dù là một nhưng vẫn hoạt động độc lập vì liên quan đến khách hàng Hoa Kỳ.
>>> Xem thêm: Đăng Ký Binance & Xác Minh Tài Khoản KYC (-20% Phí Giao Dịch)
Sự e dè của các thế lực đằng sau FTX
Trên thị trường cũng xuất hiện nhiều tin đồn rằng “Phố Wall” là người chống lưng/làm nền cho FTX thời gian qua. Nếu giả thuyết này là đúng thì điều gì đã khiến họ quay lưng lại với SBF trong thời điểm nguy hại này? Theo một nguồn tin chia sẻ từ người dùng Twitter semafor, trong vài giờ trước khi nhận được đề nghị Binance mua FTX, sàn giao dịch tiền điện tử này đã tìm kiếm khoản cứu trợ hơn 1 tỷ USD từ các tỷ phú ở Thung lũng Silicon và Phố Wall nhưng bất thành.
Có 2 nguyên nhân có thể lý giải cho hành động này. Một là vì khoảng thời gian quá eo hẹp khiến cho việc xoay sở trở nên bất khả thi. Hai là bản thân FTX đã gặp nhiều rắc rối trong nội tại khiến cho các nhà đầu tư truyền thống không sẵn sàng để “xuống tiền”. Tuy nhiên, ở một góc nhìn sâu xa hơn, có vẻ như tầm ảnh hưởng của SBF trong giới tài chính đã không còn trọng lượng như trước. Thời bầu cử Tổng thống Mỹ, SBF là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ cho Tổng thống đương nhiệm. Với tình hình như hiện tại, không loại trừ đây là điểm báo trước cho sự thay đổi lớn trong thời gian tới.
Ngoài ra, thỏa thuận Binance mua FTX giúp sàn giao dịch này loại bỏ đối thủ cạnh tranh mạnh nhất tạm thời đang đe dọa ngôi vương của nó. Đương nhiên, hàng loạt các sàn CEX khác như OKX, Huobi, Bybit hay KuCoin… cũng sẽ được hưởng lợi. Như vậy, về tổng thể chung sàn giao dịch toàn cầu một lần nữa thuộc về người Trung Quốc.
Source: cafebitcoin
>>> Xem thêm: Thị Trường Crypto Bị Bán Tháo Hậu Tin Tức “Binance Mua Lại FTX”