Advertisement
Gần một nửa các nạn nhân mất tài sản tiền điện tử trình báo rằng họ bị lừa thông qua các bài quảng cáo, bài đăng hoặc tin nhắn trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cho biết phương tiện truyền thông xã hội và tiền mã hóa là sự kết hợp “dễ cháy như rơm và lửa” để lừa đảo. Trong đó, gần một nửa số vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử xuất phát từ những “cơ hội đầu tư không có thật”.
Có hơn 46.000 người đã báo mất tài sản tiền điện tử vì bị lừa đảo với tổng giá trị thiệt hại lên đến hơn 1 tỷ USD. Con số này tăng hơn 5 lần so với năm 2020 và gần 60 lần so với năm 2018.
Các nền tảng được sử dụng để lừa đảo tiền điện tử
Theo thống kê của FTC, Instagram (32%), Facebook (26%), WhatsApp (9%) và Telegram (7%) là những nền tảng hàng đầu được sử dụng để lừa đảo tiền điện tử. Tuy nhiên, trong danh sách này, Twitter không được đề cập mặc dù đây là nền tảng xã hội được cộng đồng đầu tư tiền điện tử sử dụng rộng rãi, và có rất nhiều thư rác và bot lừa đảo chào hàng quà tặng ảo.
Cách thức lừa đảo tiền điện tử
Cách thức lừa đảo tiền điện tử phổ biến nhất là những gian lận liên quan đến đầu tư, chiếm 575 triệu đô la trong tổng số 1 tỷ đô la.
“Nhà quản lý đầu tư” liên hệ với người tiêu dùng, hứa hẹn sẽ gia tăng vốn đầu tư sau khi người tiêu dùng mua tiền điện tử và chuyển vào tài khoản trực tuyến của họ. Những nạn nhân cho biết họ được hứa hẹn nguồn lợi nhuận khổng lồ khi tham gia vào các chương trình đầu tư tiền điện tử, tuy nhiên sau đó họ đã mất tất cả số vốn đầu tư ban đầu.
Bên cạnh đó, những kẻ lừa đảo trực tuyến có thể đóng giả một người nổi tiếng để nhận tiền gửi và lấy uy tín của họ để cam kết lợi nhuận đầu tư.
FTC cũng liệt kê các trò gian lận liên quan đến đầu tư vào nghệ thuật giả, đá quý và coin quý hiếm, tổ chức các cuộc hội thảo và đưa ra những lời khuyên đầu tư.
Một trong những chiêu trò lừa đảo điển hình là “hẹn hò ảo”. Các tài khoản giả mạo tiếp cận và lợi dụng tình cảm của những người nhẹ dạ, yếu đuối để lôi kéo họ đầu tư vào tiền điện tử, trong đó, khoản lỗ lớn nhất được thống kê lên đến 185 triệu đô la.
Lừa đảo mạo danh doanh nghiệp và chính phủ đứng thứ ba với tổng số 133 triệu đô la, trong đó những kẻ lừa đảo nhắm mục tiêu vào người tiêu dùng, tuyên bố rằng tiền của họ đang gặp rủi ro vì chính phủ điều tra.
Những trò gian lận này có thể bắt đầu bằng một văn bản về một giao dịch mua trái phép của Amazon hoặc một cửa sổ trực tuyến đáng báo động được tạo ra trông giống như cảnh báo bảo mật từ Microsoft. Mọi người được thông báo tiền của họ đang gặp rủi ro và sau đó, những kẻ lừa đảo sẽ giả vờ là đại diện của ngân hàng để bảo đảm khoản tiền cho họ.
Trong các trường hợp khác, những kẻ lừa đảo đã mạo danh các nhân viên tuần tra biên giới báo cho mọi người biết tài khoản Fiat của họ bị đóng băng dodo cuộc điều tra buôn bán ma túy và cách duy nhất để bảo vệ tiền là đầu tư vào tiền điện tử. Người dùng được hướng dẫn lấy tiền mặt và nạp vào máy ATM tiền điện tử và bằng cách đó, tiền đã được đến địa chỉ ví của những kẻ lừa đảo.
Thống kê khả năng mất tiền theo độ tuổi
Báo cáo cho thấy những người ở độ tuổi 20 đến 49 có nhiều khả năng mất tiền tiền điện tử vào tay kẻ lừa đảo nhất, đặc biệt những người ở độ tuổi 30 chịu thiệt hại nặng nề nhất, chiếm 35% tổng số thiệt hại do gian lận tiền điện tử được báo cáo.
Số lượng tiền điện tử bị đánh cắp tăng dần theo nhóm tuổi. Khoản lỗ của những người ở độ tuổi 70 lên tới 11.708 đô la, nhiều hơn 1.000 đô la so với những người 18 – 19 tuổi.
Cách phòng tránh lừa đảo tiền điện tử
Một bài viết trên trang website Tư vấn người tiêu dùng của FTC nêu chi tiết một số cách để tránh lừa đảo tiền điện tử:
- Chỉ những kẻ lừa đảo mới yêu cầu thanh toán bằng tiền điện tử. Không có doanh nghiệp hợp pháp nào yêu cầu bạn gửi tiền tiền điện tử trước – không được mua thứ gì đó và không được bảo vệ tiền của bạn. Đó luôn là một trò lừa đảo.
- Chỉ những kẻ lừa đảo mới đảm bảo lợi nhuận hoặc lợi nhuận lớn. Đừng tin tưởng những người hứa rằng bạn có thể kiếm tiền nhanh chóng và dễ dàng trên thị trường tiền điện tử.
- Đừng bao giờ kết hợp giữa lời khuyên hẹn hò và đầu tư trực tuyến. Nếu bạn gặp ai đó trên trang web hoặc ứng dụng hẹn hò và họ muốn chỉ cho bạn cách đầu tư vào tiền điện tử hoặc yêu cầu bạn gửi tiền điện tử cho họ, đó là một trò lừa đảo.