Advertisement
Khi nền kinh tế sáng tạo càng mở rộng, NFT và Web3 càng trở thành những công cụ mang lại thu nhập ổn định và sự kiểm soát cho các họa sĩ và nhạc sĩ.
Theo “Báo cáo Âm nhạc Toàn cầu” của IFPI, lĩnh vực âm nhạc đạt doanh thu kỷ lục 25,9 tỷ đô vào năm 2021, con số này cho thấy sự tăng trưởng 18,5% từ năm 2020. Trong con số gần 26 tỷ đô này, nhạc trực tuyến đóng vai trò chính cho sự tăng trưởng, với 24,3% tăng so với năm 2020. Các con số này là một tin vui cho những nhạc sĩ NFT mới nổi và nhấn mạnh về nhu cầu đối với những nội dung kết hợp âm thanh và video.
Ngay cả khi phương thức phát trực tuyến đã thay đổi – chuyển từ các nền tảng tập trung như Spotify sang những thị trường NFT phi tập trung – nhạc trực tuyến sẽ còn tồn tại lâu dài. Việc nhạc trực tuyến ngày càng phổ biến là do sự chuyển đổi rộng lớn hơn hướng tới nội dung số trên các phương tiện truyền thông và giải trí – các phương tiện truyền thông in ấn đang dần mờ nhạt hơn.
Truyền thông số bắt đầu thay thế các phương tiện in trong nhiều năm trước với những tác động sâu sắc tới lĩnh vực này. Các nhà kinh tế nhận thấy rằng việc chuyển đổi sang truyền thông số quốc gia dẫn tới việc báo in tại địa phương ngày càng giảm. Điều này giải thích cho sự tập trung ngày càng lớn vào những chủ đề quốc gia và việc tăng cường chính trị hóa trong các nội dung.
Xem thêm: Fan token là gì? Xu hướng nhất thời hay tiềm năng thật sự?
Nhưng trong kỷ nguyên Web3 mới xuất hiện, chúng ta có cơ hội để thay đổi những phương thức truyền thống. Giờ đây, chúng ta đã chứng kiến nhiều nhạc sĩ tạo ra NFT của riêng họ và quảng bá chúng – và được giữ khoản lợi nhuận khổng lồ, thay vì chia cho hãng thu âm hoặc các đơn vị trung gian khác.
Xây dựng cộng đồng
Nhiều nhà bình luận đã chỉ ra rằng việc xây dựng một cộng đồng là rất quan trọng để những dự án NFT thành công. Khi không còn tham gia vào một nền tảng tập trung giúp phân phối nội dung trong phạm vi lớn, các nghệ sĩ NFT phải dựa vào những mạng lưới và mối quan hệ cá nhân của mình để truyền tải được tác phẩm. Điều này yêu cầu nhiều kỹ năng hơn là chỉ sản xuất âm nhạc, đặc biệt là những kỹ năng mềm và sự khôn ngoan trong tài chính – ít nhất là đủ để biết khi nào nên nói “có” hoặc “không” trước một cơ hội.
Vậy nhưng, những kỹ năng như vậy không được dạy trong đào tạo âm nhạc truyền thống. Thay vào đó, họ chủ yếu tập trung vào kỹ thuật giọng hát và lịch sử của âm nhạc. Những yếu tố này hữu ích trong nhiều trường hợp nhưng không đủ để có một sự nghiệp âm nhạc thành công. Đó là lý do mà nhiều hãng thu âm và các tổ chức tập trung lại hữu ích – họ giúp bổ sung những gì người nghệ sĩ còn thiếu.
Tuy nhiên, việc xây dựng một cộng đồng không chỉ nhằm mục đích bán được NFT – đây là một quá trình yêu cầu sự tương tác cao và tính năng nổ tiềm ẩn trong tác phẩm của một nghệ sĩ. Không may, mô hình tập trung thông thường của truyền thông và giải trí không chỉ buộc các nhạc sĩ phải chia khoản lợi nhuận tiềm năng của mình mà còn là các quyền và sự kiểm soát của họ. Họ thậm chí không thể đưa ra quyết định kiểm soát với âm nhạc của mình khi không có sự phê duyệt của công ty chủ quản.
Trong khi nhiều người vẫn cảm thấy bình thường với vấn đề này, nhiều nghệ sĩ ghét việc phải từ bỏ sự kiểm soát và độc lập sáng tạo này – nhất là khi những gì họ nhận lại không xứng đáng. Tiền công của những nghệ sĩ biểu diễn được dự báo là sẽ không tăng nhiều trong vòng vài năm tới, điều này cho thấy rằng chúng ta cần thay đổi quỹ đạo hiện tại.
Âm nhạc chưa bao giờ dành cho một thị trường tập trung. Các nghệ sĩ tạo ra trải nghiệm cho những người khác để họ tận hưởng. Mặc dù các công ty thu âm luôn nói về việc xây dựng một cộng đồng, nhưng thực tế là nhiều nhạc sĩ gặp khó khăn và thường không phải vì họ không có tài năng mà vì họ thiếu chuyên môn về tài chính và kinh doanh. Điều này khiến họ ký phải những hợp đồng với các bên thu âm mà không có lợi cho họ. Nhưng may mắn rằng, chúng ta đã có những lựa chọn phi tập trung, bao gồm cả MuseDAO. Công ty này gần đây đã thông báo rằng họ muốn gắn kết các nhạc sĩ cổ điển và tổ chức các buổi gặp mặt tại địa phương để tận hưởng và phát triển văn hóa.
Xem thêm: Tìm hiểu về tư cách thành viên NFT
Trải nghiệm kỹ thuật số phong phú
Các NFT Âm nhạc có thể mang lại một khoản lợi nhuận cho các nghệ sĩ thông qua phát hành lần đầu và/hoặc nhận hoa hồng bản quyền mỗi lần NFT đó được giao dịch. Một trường hợp nổi bật là Justin Blau, hay còn biết tới nghệ danh là 3LAU là một trong những người tiên phong với việc phát hành NFT Ultraviolet năm 2021.
NFT có tiềm năng mở ra một thị trường mới và vô cùng hấp dẫn đối với nền kinh tế sáng tạo. Nếu chúng ta nhắc tới các nghệ sĩ – và rộng hơn là những người sáng tạo nội dung – là những người giúp xây dựng trải nghiệm cho những người khác thì NFT trở thành phương tiện để truyền tải những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Âm nhạc NFT trong nền tảng metaverse cho phép các nghệ sĩ tạo ra những trải nghiệm số phong phú kết hợp đồng thời cả âm thanh, hình ảnh và các loại hình nội dung khác. Sẽ có vô vàn lựa chọn sáng tạo và NFT có thể được sử dụng để hỗ trợ không chỉ các hoạt động giải trí – những trải nghiệm phong phú như vậy còn có thể được áp dụng vào giáo dục và đào tạo.
Một ví dụ cho trường hợp này là việc Đại học Bang Arizona đã hợp tác với Dreamscape Immersive để phát hành dự án Dreamscape Learn vào năm 2020. Michael Crow, hiệu trưởng trường Đại học Bang Arizona cho biết: “Chúng tôi luôn biết rằng có nhiều tiềm năng để mở ra những lĩnh vực mới trong việc học tập dành cho sinh viên qua việc sử dụng VR – cùng những sức mạnh về mặt giáo dục và xã hội – với những trải nghiệm học tập tiên tiến, thích ứng”.
Doanh thu mới nhất từ nhạc trực tuyến và sự mở rộng của lĩnh vực âm nhạc là tin vui cho những người sáng tạo nội dung. Dữ liệu cho thấy rằng nguồn cầu lớn hơn nguồn cung, vì vậy các công cụ NFT và Web3 luôn sẵn sàng để giúp người nghệ sĩ. Họ có thể tận dụng xu hướng này để không chỉ trở nên ổn định về mặt tài chính mà còn tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn và phong phú hơn trên nền tảng metaverse dành cho xã hội nói chung.