Advertisement
Vấn đề mà chiến dịch đưa ra là: “Chuyển đổi sang một giao thức năng lượng thấp đã được chứng minh là hiệu quả và sử dụng một phần nhỏ năng lượng. Ethereum đang thay đổi sang PoS. Nhiều đồng coin khác cũng sử dụng ít năng lượng hơn. Tại sao Bitcoin không làm như vậy?”.
Greenpeace đang dẫn đầu một chiến dịch kêu gọi Bitcoin từ bỏ Proof-of-work (bằng chứng công việc – PoW) và chuyển sang một cơ chế đồng thuận thân thiện với môi trường hơn.
Chiến dịch “Hãy thay đổi Code, đừng thay đổi Khí hậu” cho rằng việc thay đổi mã code phần mềm của họ sẽ làm giảm năng lượng mà đồng coin này sử dụng tới 99,9%: “Chuyển đổi sang một giao thức năng lượng thấp đã chứng tỏ là hiệu quả và sử dụng một phần nhỏ năng lượng. Ethereum đang thay đổi sang PoS. Nhiều đồng coin khác cũng sử dụng ít năng lượng hơn. Tại sao Bitcoin không làm như vậy?”.
Trang web chính thức của chiến dịch này mô tả PoW là một công nghệ đã lỗi thời, là nguyên nhân khổng lồ gây ra ô nhiễm môi trường. Họ cũng cảnh báo rằng năng lượng nền tảng Blockchain của đồng Bitcoin sử dụng sẽ chỉ tăng lên khi giá tăng lên.
Họ cũng khẳng định rằng chỉ cần 30 người đồng ý với việc chuyển sang một giao thức năng lượng thấp khác. Trong đó, “những thợ đào, các sàn giao dịch và những nhà phát triển cốt lõi xây dựng và đóng góp vào code của Bitcoin” mới có sức mạnh để ngừng làm hại môi trường.
Phong trào này nói rằng những người dùng Bitcoin nổi tiếng như Elon Musk của Tesla và Jack Dorsey của Block – cùng với những ông trùm của BlackRock, Goldman Sachs và Paypal – “có trách nhiệm giúp “làm sạch” Bitcoin”. Họ nói thêm rằng: “Chúng tôi biết ai có ảnh hưởng tới cộng đồng tiền mã hóa, từ những công ty công nghệ lớn tới những ngân hàng lớn”.
tiền điện tử tấn công Greenpeace Bitcoin yêu cầu chuyển sang PoS” />
“Bitcoin sẽ có tác động tàn phá tới khí hậu”
Khó có thể đo lường chính xác sự tác động của việc đào Bitcoin đối với môi trường. Nhưng chiến dịch này trích số liệu từ trường Đại học Cambridge và chỉ ra rằng nền tảng Blockchain này đã sử dụng nhiều năng lượng hơn cả Thụy Điển. Họ cảnh báo rằng: “Trừ khi giá của chúng không còn liên quan tới năng lượng sử dụng, Bitcoin sẽ có tác động tàn phá tới khí hậu”.
Chiến dịch này còn chỉ ra rằng nhiều nhà khai thác đã bắt đầu mua các nhà máy than của Mỹ để phát triển hoạt động của họ. “Hãy thay đổi Code, đừng thay đổi Khí hậu” cáo buộc Bitcoin “đang làm hồi sinh nhiên liệu hóa thạch” và một mình họ có thể chịu trách nhiệm cho việc làm hành tinh này nóng lên 2 độ C.
Đáng lưu ý là những viễn cảnh về ngày tận thế đối với việc tiêu tốn năng lượng của Bitcoin đã được đưa ra trước đây. Vào năm 2017, Diễn đàn Kinh tế Thế giới dự báo rằng cho tới năm 2020, “việc đào Bitcoin có thể tiêu tốn cùng một lượng điện mà cả thế giới đang tiêu thụ hàng năm”. Tuy nhiên, dự báo này đã không thành hiện thực.
Chiến dịch này nhận ra được rằng họ đang đưa ra một đòi hỏi quá lớn và nhiều bên chủ chốt sẽ không sẵn sàng đáp ứng họ: “Chúng tôi biết rằng những bên liên quan tới Bitcoin được khuyến khích không thay đổi. Thay đổi Bitcoin sẽ khiến cả cơ sở hạ tầng đắt đỏ trở nên vô giá trị. Điều này có nghĩa là những bên liên quan đến Bitcoin sẽ cần phải tránh xa chi phí chìm – hoặc tìm ra một giải pháp sáng tạo khác”.
Nền tảng Blockchain của đồng Ether hiện đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế đồng thuận Proof-Of-Stake (bằng chứng cổ phần – PoS) – một dự án đầy tham vọng và rủi ro mà đã được thực hiện trong nhiều năm.
PoS sẽ khiến những thợ đào trở nên thừa thãi. Thay vào đó, những người đã đặt vào ETH để điều hành các nút riêng của họ sẽ chịu trách nhiệm xác thực các giao dịch – và họ sẽ nhận được phần thưởng khi làm vậy.
Những người chỉ trích cơ chế đồng thuận PoS nói rằng chúng tạo ra mức độ tập trung lớn hơn – nghĩa là các phần thưởng khối sẽ bị chi phối bởi những người nắm giữ nhiều token nhất.