Advertisement
Doanh số hàng tháng và giá đất ảo trên các nền tảng metaverse phổ biến đã giảm 96% trong năm 2022 theo chiều đi xuống chung của thị trường.
Trong khi các nền tảng metaverse đã mang lại 49,2 triệu USD khối lượng giao dịch hàng tháng vào tháng 01/2022, thì con số này hiện giảm xuống chỉ còn 2 triệu USD vào tháng 11/2022, rớt 96% so với đầu năm. Giá đất ảo trong không gian metaverse cũng đã lao dốc đến 90% trong khoảng thời gian này.
Mặc dù nền tảng metaverse hàng đầu thị trường hiện này là The Sandbox đã đánh mất vị thế thống trị về doanh số bán đất vào tay NFT Worlds trong vài tháng đầu năm 2022, nhưng dự án vẫn kết thúc năm với 54% doanh số bán hàng trên thị trường vào tháng 11/20222.
The Sandbox cũng có số lượng người dùng duy nhất cao nhất trong số bất kỳ nền tảng metaverse nào khác với 17.019 người dùng, xếp thứ hai Decentraland, có 6.529 người dùng, xóa tan mọi tranh cãi về những lùm xùm xung quanh dữ liệu số lượng người dùng hoạt động hàng ngày trên Decentranland chỉ đạt được 32 dù công ty được định giá tỷ đô theo như trong một phân tích nghiên cứu của DappRadar trong tháng 10/2022.
NFT Worlds đã dẫn đầu về giá trị đất ảo trong vài tháng đầu năm 2022, với giá bán trung bình cho một lô đất đạt mức cao nhất là 44.000 USD. Dù vậy tính đến thời điểm thực hiện bài viết, Decentraland đã leo lên vị trí top đầu về chỉ số này, mặc dù ở mức giá thấp hơn nhiều, trung bình là 1.780 USD cho mỗi lô đất.
Nhìn chung, kết quả có thể nói là “tệ hại” thông qua các thống kê trên là điều không quá bất ngờ trong bối cảnh toàn bộ ngành metaverse đang bị “thoái trào” kể từ sau sự cường điệu được tiên phong bởi Meta vào tháng 10/2021. Khối lượng giao dịch và giá đất ảo lao dốc mạnh trên hầu hết các nền tảng metaverse hàng đầu như Decentraland và The Sanbox trên thực tế đã kéo dài từ tháng 08/2022 cho đến nay.
Bên cạnh đó dù là đại diện mở ra phong trào metaverse nhưng chính “ông lớn” Meta cũng không đủ độ vững để tạo bàn đạp niềm tin phát triển hơn cho ngành.
Bộ phận metaverse của Meta là Reality Labs thì liên tục gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, lỗ trong quý 1 và 2/2022 với mức tổn thất lần lượt là 3 tỷ USD và 2,8 tỷ USD. Mới đây nhất trong quý 03, Reality Labs vẫn tiếp tục báo lỗ 3,7 tỷ USD, bắt buộc công ty phải nhanh chóng lên kế hoạch sa thải số lượng lớn nhân sự của công ty.
Source: Coin68