Advertisement
Vẫn bị ám ảnh bởi sự thất bại của Diem, Meta lần nữa nữa gửi đề xuất lên các chính phủ về cách họ có thể tiếp cận các quy định quản lý Metaverse.
Vì bị giới chức Mỹ phản đối ngay khi vừa ra mắt, kế hoạch làm stablecoin Diem (trước là Libra) của Facebook đã sớm lụi tàn sau nhiều năm đình trệ. Facebook sau đó đã quay trở lại đặt cược mạnh mẽ vào mảng Metaverse, thậm chí đổi tên công ty thành Meta phản ánh tham vọng của mình. Mặc dù vậy, công ty vẫn gặp nhiều bất đồng với các cơ quan quản lý toàn cầu trong cách định hình tương lai Metaverse.
Người đứng đầu bộ phận Pháp lý Fintech Edward Bowles của Meta cho biết công ty đang kỳ vọng “khả năng kết nối” về chính sách giữa các cơ quản lý toàn cầu và nhận định đang chỉ ở “những ngày đầu tiên” trong hành trình đấu tranh cho các quy tắc của nền kinh tế Metaverse.
Đề xuất của Meta bao gồm mong muốn các chính phủ có cái nhìn trung lập về công nghệ Metaverse, nhận ra những lợi ích kinh tế tiềm năng trong Web3 và nhấn mạnh tầm quan trọng sự hợp tác của các chính phủ, cụ thể để tích hợp các đồng tiền kỹ thuật số quốc gia.
Phát biểu Hội nghị DealBook ngày 30/11, CEO Mark Zuckerberg vẫn lạc quan về Metaverse cho rằng thời thế đã thay đổi và chúng ta đang sống trong một thế giới rất khác. Bên cạnh đó, Mark cho biết anh “không một chút bận tâm” về sự hoài nghi của dư luận.
Đi ngược với tầm nhìn tương lai tươi sáng, ở hiện tại, Meta liên tục báo lỗ các kỳ báo cáo kết quả kinh doanh với lần lượt là 3 tỷ USD (Q1), 2,8 tỷ USD (Q2) và 3,7 tỷ USD (Q3). Sau còn phải cắt giảm 11.000 nhân lực để tiết kiệm chi phí vận hành.
Meta đã phải vật lộn thuyết phục cả thế giới về kế hoạch của mình, nhưng ngay cả những người trong công ty cũng thật sự không hiểu cách nó sẽ vận hành. Một cuộc thăm dò vào tháng 5 tiết lộ chỉ 58% nhân viên hiểu về chiến lược Metaverse của công ty.
Source: Coin68