Advertisement
Cuộc huy động vốn này đã khiến giá trị của Epic Games lên tới 31,5 tỷ đô.
Epic Games, nhà phát hành trò chơi điện tử Fortnite nổi tiếng cho PC và máy điện tử cầm tay, đã thông báo về vòng gọi vốn 2 tỷ đô. Họ có kế hoạch thúc đẩy tầm nhìn của công ty này, tạo dấu ấn trong nền tảng Metaverse. Thỏa thuận này vẫn phải tuân theo các quy định phê chuẩn thông thường, nhưng nó sẽ khiến giá trị vốn chủ sở hữu của Epic lên tới 31,5 tỷ đô.
Vòng gọi vốn này bao gồm khoản đầu tư 1 tỷ đô từ nhà đầu tư hiện tại là Tập đoàn Sony và 1 tỷ đô từ KIRKBI, tổng công ty của LEGO. Sony, công ty đằng sau thiết bị chơi game cầm tay PlayStation, cũng đã đầu tư 200 triệu đô vào Epic hồi tháng 4/2021.
Theo một tuyên bố, ba nhà hợp tác này sẽ kết hợp chuyên môn và công nghệ để gây ảnh hưởng tới tương lai của ngành giải trí và trò chơi điện tử. Họ sẽ phát triển những sản phẩm ảo mới và trải nghiệm số trong thể thao và trò chơi cho người hâm mộ.
Tim Sweeney, Giám đốc Điều hành và nhà sáng lập Epic Games, khẳng định rằng việc đầu tư này sẽ “tạo ra các không gian nơi người chơi có thể tận hưởng cùng bạn bè, các thương hiệu có thể xây dựng những trải nghiệm sáng tạo và phong phú, các nhà sáng tạo có thể xây dựng một cộng đồng và phát triển”.
Vòng gọi vốn này diễn ra sau một thông báo hợp tác giữa Epic và LEGO để khiến Metaverse “an toàn và vui vẻ cho trẻ em cùng gia đình”. Họ dự định mang lại cho trẻ nhỏ sự tiếp cận với “những công cụ mà khiến chúng trở thành những nhà sáng tạo đầy bản lĩnh” trong một không gian số tích cực và thân thiện với gia đình.
Epic Games cũng phát triển Unreal Engine, một trong những nền tảng sáng tạo trò chơi lớn nhất, cạnh tranh với Microsoft và Valve. Bản cập nhật mới nhất của họ, Unreal Engine 5, thúc đẩy sự phát triển của các trò chơi NFT Play-to-earn (chơi để kiếm tiền – P2E).
Trong một chuỗi những sự hợp tác với nền công nghiệp trò chơi, Sony đã mua lại nhà phát triển Bungie, studio đằng sau của trò chơi Halo và Destiny, với giá 3,6 tỷ đô. Động thái này diễn ra sau khi Microsoft mua lại Activision Blizzard, nhà phát triển của Call of Duty và Candy Crush, với giá trị khổng lồ lên tới 69 tỷ đô.