Advertisement
Mặc dù không dự đoán chính xác tuyệt đối tương lai của thị trường, nhưng một vài chỉ số vẫn rất hữu ích cho quyết định của các nhà đầu tư, trong đó có Fear and Greed Index (chỉ số tham lam và sợ hãi).
Fear and Greed Index (c) – chỉ số tham lam và sợ hãi trong giao dịch crypto là gì?
Chỉ số Tham lam và sợ hãi được đo trong khoảng từ 1 đến 100. Giá trị 1 phản ánh thị trường đang cực kỳ sợ hãi, mọi người đang cố gắng bán tháo đồng Crypto. Thái cực còn lại nói lên mức độ tham lam cực độ đang diễn ra, khi mọi người đổ xô đầu tư vào đồng coin.
FGI là công cụ được CNNMoney phát triển để đánh giá thị trường qua đo lường hai cảm xúc chính ảnh hướng đến quyết định giao dịch: Tham lam và sợ hãi. Chỉ số này được cập nhật hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm. Ban đầu, FGI được dùng cho thị trường chứng khoán, sau đó chỉ số này được áp dụng lên thị trường giao dịch tiền số.
Nguyên lý hoạt động dựa vào việc sự sợ hãi quá mức sẽ làm giá đồng Crypto giảm thấp hơn giá trị thực, và tham lam quá mức thì ngược lại. Quy tắc chung là khi giá trị FGI là 1, đồng nghĩa với thời điểm gom hàng đang rất tốt. Và FGI đạt 100 là cơ hội tốt để bán ra với lợi nhuận cao. Như Warren Buffet đã từng nói: “Hãy mua khi có máu tràn trên đường phố”, nó mang hàm ý về một niềm tin rằng thị trường càng xấu thì càng là một cơ hội kiếm lời tốt Tuy nhiên, một số người vẫn hoài nghi và cho rằng FGI phù hợp với chiến lược đầu tư ngắn, hơn là dài hạn.
Xem thêm: Tâm lý thị trường là gì? Phân tích tâm lý thị trường
Yếu tố đo lường Fear and Greed Index (FGI) trong tiền mã hóa
Từ tháng 7/2021, FGI dành cho tiền số chỉ dùng thông tin về Bitcoin, không phải toàn bộ thị trường. Lý do chính là mối tương quan lớn giữa giá cả và cảm xúc của Bitcoin với của thị trường tiền số. Trong tương lai chỉ số có thể mở rộng sang các Altcoin lớn khác như BNB hoặc ETH.
Bảng đánh giá mức độ có các thang đo sau:
- 0-24: Sợ hãi tột độ (cam)
- 25-49: Sợ hãi (hổ phách / vàng)
- 50-74: Tham lam (xanh nhạt)
- 75-100: Tham lam cực độ (xanh lục)
Chỉ số được tính toán dựa trên 5 yếu tố:
- Mức độ biến động (chiếm 25%): Mức độ biến động giá trị hiện tại của Bitcoin với mức trung bình trong 30 và 90 ngày trước. Ở đây, mức độ biến động được sử dụng như tiêu chuẩn để đo mức độ dao động của thị trường.
- Động lượng/Khối lượng thị trường (chiếm 25%): Tiêu chí so sánh động lượng thị trường, khối lượng giao dịch của Bitcoin hiện tại với mức trung bình trong 30 và 90 ngày trước. Khối lượng giao dịch cao chứng tỏ tâm lý thị trường đang bất ổn hoặc tham lam.
- Truyền thông xã hội ( chiếm 15%): Yếu tố này dựa vào lượng Hastag liên quan đến Bitcoin và lượt tương tác của chúng trên Twitter. Lượt xuất hiện Hashtag và tương tác cao bất thường đa phần thể hiện lòng tham của thị trường.
- Kết quả khảo sát (chiếm 15%): Khảo sát được thực hiện hàng tuần với sự tham gia của 2000 – 3000 người. Càng nhiều kết quả khảo sát, mức độ quan tâm và lòng tham của thị trường càng lớn, chỉ số càng tăng cao.
- Google xu hướng (chiếm 10%): Dựa vào dữ liệu liên quan đến Bitcoin của Google Trend để làm rõ tâm lý thị trường. Lượt tìm kiếm nhiều chứng tỏ Bitcoin được quan tâm, và thị trường chuẩn bị có thay đổi. Tuy nhiên, thay đổi tích cực hay tiêu cực cần dựa vào nội dung của từ khóa. Ví dụ : Từ khóa “Bitcoin lừa đảo” tăng cao chứng tỏ thị trường đang sợ hãi.
- Sự thống trị (chiếm 10%): Yếu tố đo lường sự thống trị Bitcoin trên thị trường tiền số hiện tại. Sự thống trị tăng cao cho thấy Bitcoin càng nhận được nhiều sự đầu tư. Đồng nghĩa với, Altcoin đang mất thị phần và thị trường đang sợ hãi.
Trước khi quyết định áp dụng chỉ số này vào phân tích, bạn cần cân nhắc một số điều như sau:
- Bản thân bạn là một trader hay một investor? Nếu bạn là một trader và liên tục đặt lệnh giao dịch chỉ số này có thể giúp ích cho bạn. Ngược lại, nếu bạn là nhà đầu tư dài hạn, việc chạy theo chỉ số có thể khiến bạn bỏ lỡ những đợt sóng lớn của thị trường và cuối cùng làm giảm lợi nhuận.
- Vấn đề về thuế: Việc thực hiện giao dịch nhiều, bạn dễ bị đánh thuế thu nhập ngắn hạn trên mỗi khoản lợi nhuận ngắn hạn của bạn. Điều này cũng rất quan trọng để bạn cân nhắc.
- Trường phái giao dịch bạn theo là Phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật? Chỉ số FGI (Fear and Greed Index) là chỉ bảo kỹ thuật, nó không dựa trên yếu tố cơ bản nào của thị trường cũng như bản thân đồng tiền số. Ví dụ, bạn quyết định đầu tư dựa trên tình hình kinh tế vi mô hoặc vĩ mô, rõ ràng FGI không gây ảnh hướng đến đánh giá của bạn.
Xem thêm: Đầu Tư Và Đầu Cơ Khác Biệt Như Thế Nào?
Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi và lòng tham lam trong giao dịch?
Cách vượt qua lòng tham lam trong đầu tư
Không sử dụng đòn bẩy lớn khi giao dịch
Hạn chế mua bán liên tục rất nhiều lệnh
Tạo kế hoạch giao dịch hợp lý
Tất cả các lệnh đều phải có đầy đủ entry, take-profit và stop-loss
Duy trì và theo dõi nhật ký giao dịch hàng ngày
Có một kế hoạch quản lý vốn hiệu quả
Cách vượt qua nỗi sợ hãi trong đầu tư
Kiểm soát tâm lý tốt khi giao dịch
Không FOMO mua đuổi
Hạn chế gồng lỗ và DCA liên tục khi thị trường downtrend
Tổng kết
Chỉ số tham lam và sợ hãi (FGI) giúp nhà đầu tư nhanh chóng nhìn và đánh giá bao quát tâm lý thị trường hiện tại. Tuy nhiên, nếu đưa vào phân tích bạn nên kết hợp nhiều chỉ số và dữ liệu để quyết định chính xác hơn. Một vài ý kiến cho rằng chỉ số này hợp với các giao dịch ngắn hạn hơn là dài hạn. Vì trong một chu kỳ dài hạn tăng hoặc giảm, vẫn có nhiều chu kỳ nhỏ tham lam và sợ hãi.