Advertisement
Học cách kiểm soát cảm xúc của bạn trong khi giao dịch có thể tạo ra sự khác biệt quan trọng giữa thành công và thất bại. Các trạng thái như hoảng sợ, tham lam, hy vọng,…luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc ra quyết định đặc biệt là đối với người mới.
Tâm lý thị trường là gì?
Tâm lý thị trường là khái niệm cho rằng các chuyển động của thị trường bị ảnh hưởng hoặc quyết định bởi cảm xúc của những người tham gia. Đây là nội dung chính trong kinh tế học hành vi – một lĩnh vực được nghiên cứu kỹ trước khi ra các quyết định trong kinh tế.
Thuật ngữ tin rằng cảm xúc là nguyên nhân chính dẫn đến những thay đổi của thị trường tài chính. Dao động tổng thể của tâm lý nhà đầu tư tạo ra chu kỳ tâm lý thị trường. Vậy, tâm lý thị trường là cảm giác tổng thể mà các nhà đầu tư và nhà giao dịch có ảnh hưởng đến biến động giá của các loại tài sản.
Cảm xúc thay đổi trong các chu kỳ thị trường
Xu hướng tăng
Bất kỳ thị trường cũng trải qua chu kỳ mở rộng và thu hẹp. Trong giai đoạn mở rộng (giá tăng), niềm tin, tâm lý lạc quan và lòng tham sẽ xuất hiện vào bao phủ thị trường. Thông thường, những cảm xúc này chính là tác nhân khiến lượng mua tăng nhanh và mạnh. Thường trong các chu kỳ của thị trường sẽ có một loại hiệu ứng theo chu kỳ hoặc hồi tố, ví dụ: Tâm lý tích cực hơn khi giá tăng, sau đó tâm lý càng tích cực hơn nữa, thị trường càng được thúc đẩy cao tăng cao hơn.
Thị trường lúc này khiến nhiều nhà đầu tư trở nên tham lam và tin tưởng quá mức vào chuyển động của thị trường. Giá tăng quá mức sẽ tạo ra đỉnh trong thị trường, đây được coi là điểm rủi ro tài chính tối đa. Khi xu hướng suy yếu, trong một số trường hợp, thị trường sẽ chuyển động ngang một thời gian, do tài sản đang được bán tháo dần (giai đoạn phân phối). Tuy nhiên, một số chu kỳ không có giai đoạn phân phối rõ ràng và bắt đầu xu hướng giảm ngay sau đó.
Xu hướng giảm
Khi xu hướng đổi chiều mới bắt đầu với cảm xúc hưng phấn và niềm tin quá mức của nhà đầu tư ở chu kỳ trước đó, họ từ chối tin rằng xu hướng tăng đã kết thúc. Khi giá giảm sâu thêm, tâm lý lo lắng, hoảng loạn và phủ nhận bắt đầu xuất hiện và bao trùm.
Thời điểm này, những câu hỏi liên tục được nhà đầu tư đặt ra: Tại sao giá lại giảm? Chính điều này đã dẫn tới tâm lý phủ định, khi nhà đầu tư không chấp nhận tin rằng xu hướng tăng đã kết thúc và xu hướng giảm đang diễn ra. Họ kiên quyết giữ lại tài sản hoặc vì tin rằng thị trường sẽ sớm tăng trở lại hoặc vì bán cắt lỗ đã quá muộn.
Khi giá càng xuống sâu, lượng bán ra càng mạnh. Lúc này, tâm lý sợ hãi và hoảng loạn thường dẫn tới xuất hiện đầu cơ thị trường (khi Holder từ bỏ tài sản và bán với mức gần đáy cục bộ).
Xu hướng giảm sẽ kết thúc khi biến động giảm và thị trường ổn định. Thông thường, thị trường sẽ bắt đầu dịch chuyển ngang trước, trước khi cảm giác hy vọng và tâm lý lạc quan của nhà đầu tư được hồi phục lại. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn tích lũy.
Xem thêm: Market Capitalization Là Gì? Ý Nghĩa Của Giá Trị Vốn Hóa Thị Trường.
Ứng dụng tâm lý thị trường của các nhà đầu tư
Giả sử lý thuyết tâm lý thị trường mang lại hiệu quả, việc nắm bắt và hiểu rõ kiến thức này có thể giúp các Trader gia nhập và thoát khỏi giao dịch ở những thời điểm thuận lợi hơn. Tâm lý thị trường là phản tác dụng ở giai đoạn cuối xu hướng giảm. Lúc này cơ hội lợi nhuận cho người mua ở mức cao nhất nhưng thị trường đang ở mức rất thấp và hầu hết mọi người đều có tâm tiêu cực và vô vọng. Ngược lại, thời điểm rủi ro cao nhất thường nằm ở giai đoạn phần lớn thị trường quá hy vọng và lạc quan.
Một số nhà giao dịch và nhà đầu tư cố gắng đọc tâm lý thị trường nhằm tìm ra các giai đoạn khác nhau trong một chu kỳ tâm lý. Trường hợp lý tưởng nhất, họ có thể dựa vào dữ liệu này để mua khi thị trường hoảng loạn (giá thấp) và bán khi thị trường tham lam (giá cao). Thực tế, những thời điểm tuyệt vời này không dễ để phát hiện. Nhiều lúc, giá tưởng chừng đã chạm đáy (mức hỗ trợ) vẫn có thể không giữ được, mà tiếp tục giảm xuống sâu hơn nữa.
Phân tích kỹ thuật và tâm lý thị trường
Trader có thể dễ dàng nhìn lại các chu kỳ thị trường và đánh giá những thay đổi của tâm lý thị trường qua các phiên giao dịch trước. Phân tích dữ liệu trước đó sẽ chỉ ra những những quyết định nào sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất.
Tuy nhiên, việc hiểu thị trường đang thay đổi như thế nào, thậm chí là dự đoán về những biến động trong tương lai thì không phải điều dễ dàng. Nhiều nhà đầu tư lựa chọn phân tích kỹ thuật (TA) để cố gắng đưa ra dự báo về các thay đổi trên thị trường. Theo góc nhìn nào đó, các chỉ báo TA là công cụ có thể được dùng để đo lường trạng thái tâm lý của thị trường. Ví dụ như: chỉ báo Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), chỉ số tham lam và sợ hãi (FGI), chỉ số trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD),….
Định kiến về nhận thức: Thành kiến là những nhận thức, suy nghĩ phổ biến khiến con người thường đưa ra các quyết định phi lý trí. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và hành động của nhà giao dịch cá nhân hoặc cả thị trường nói chung. Một vài ví dụ phổ biến như:
Thành kiến xác nhận: Xu hướng đánh giá quá mức các thông tin cùng chiều và tương tự với những dự đoán và niềm tin của bản thân trước đó và phủ định hoàn toàn những thông tin trái ngược. Ví dụ, khi xu hướng tăng đạt đỉnh, các nhà đầu tư tập trung vào các thông tin, dấu hiệu tích cực và thường bỏ qua các dấu hiệu khi thị trường đảo chiều.
Không thích mất mát: Con người thường có xu hướng nhìn vào mất mát nhiều hơn các khoản lợi nhuận có thể thu về. Ngay cả khi số tiền lãi kiếm được bằng hoặc lớn hơn những gì bỏ ra rất nhiều. Nói cách khác, nỗi đau do mất mát thường nặng hơn niềm vui chiến thắng rất nhiều. Chính vì điều này, đa phần các nhà đầu tư đều bỏ lỡ nhiều cơ hội tiềm năng hoặc hoảng sợ bán ra trong khi thị trường giảm.
Hiệu ứng thiên phú: Trường hợp này, mọi người có xu hướng đánh giá những gì họ đang nắm giữ quá cao, chỉ vì họ đang sở hữu chúng. Ví dụ, những nhà đầu tư tiền số có xu hướng tin rằng lượng tài sản điện tử của họ có giá trị hơn của những người đầu tư cùng lĩnh vực.