Advertisement
Khi muốn mua bán, đầu tư tiền số hoặc chứng khoán trên các sàn giao dịch, người dùng phải thực hiện các thao tác đặt lệnh trên sàn. Hai hình thức chính hiện nay gồm:
Lệnh Market (Lệnh thị trường): Lệnh thực hiện mua hoặc bán tài sản ngay lập tức với mức giá thị trường tại thời điểm đó.
Lệnh Limit (Lệnh giới hạn): Là lệnh thực hiện mua hoặc bán tài sản khi mức giá chạm mốc giới hạn bạn đặt ra.
Nhìn chung, cả hai loại đều đem lại những lợi ích và ưu nhược điểm riêng cho người dùng. Trong mỗi loại đều có những nhánh nhỏ khác nhau phù hợp với những vấn đề và phong cách giao dịch khác nhau của các nhà đầu tư. Lệnh Limit và Lệnh Market là những cách đơn giản và cơ bản nhất để mô tả lệnh giao dịch.
Lệnh Market và lệnh Limit
Lệnh Market được dùng khi bạn muốn mua hoặc bán tài sản ngay lập tức với mức giá hiện tại. Ví dụ, khi bạn muốn mua 2 BTC trên sàn Binance, lúc đó giá BTC đang ở mức 15.000$, bạn sẵn lòng đặt lệnh mua ngay lập tức và trả mức giá 30.000$ mà không cần chờ khi giá giảm. Đó là một ví dụ về lệnh Market.
Vậy với quyết định mua nhanh chóng như trên, ai sẽ là người bán những đồng BTC đó cho bạn?
Sổ lệnh (Order Book) – danh sách lưu trữ một loạt những lệnh Limit sẽ cho bạn câu trả lời. Về cơ bản, với những lệnh này, giao dịch mua bán sẽ không được thực hiện ngay lập tức mà cần phải có điều kiện. Hiểu đơn giản như, tại mức giá X, sẽ thực hiện mua hoặc bán một lượng coin Y. Theo nguyên lý này, trước đó tại sổ lệnh, một nhà đầu tư đã đặt lệnh bán 2 BTC khi giá đạt 15.000$, khi lệnh Market được đặt, sàn sẽ tự động thực hiện giao dịch khớp nối với các lệnh đang có trên sổ lệnh.
Thực tế, bạn không tạo ra lệnh giao dịch mới mà chỉ đang thực hiện và lấy đi một lệnh chờ có sẵn trong sổ lệnh. Trường hợp này, bạn đóng vai trò Taker (người tiếp nhận), vì bạn đang tiếp nhận một phần thanh khoản của thị trường. Bên giao dịch còn lại là Maker (người tạo lập) vì họ đã cung cấp tính thanh khoản cho thị trường. Về cơ bản, nếu là một Maker bạn sẽ được hưởng mức phí thấp hơn.
Để hiểu rõ hơn về hai đối tượng này, mời bạn đọc xem bài viết Mô hình Maker – Taker: Khái niệm và lợi ích
Những điều cần biết về lệnh Market
Lệnh Market thực hiện giao dịch mua và bán tức thời. Bạn yêu cầu giao dịch thực hiện ở mức giá tốt nhất có thể. Đôi khi, mức giá tối ưu không phải là phải mức giá giao dịch đang được hiển thị – nó phụ thuộc vào sổ lệnh. Vì vậy, giao dịch có thể kết thúc ở mức giá chênh lệch một chút. Giao dịch tương tự được thực hiện bằng lệnh Limit có thể rẻ hơn so với lệnh Market do phí thực hiện giao dịch và phát sinh do trượt giá.
Các loại lệnh phổ biến
Các lệnh cơ bản, phổ biến và thường được dùng nhất là: lệnh mua Market, lệnh bán Market, lệnh mua Limit, lệnh bán Limit. Với những Trader có kinh nghiệm, sử dụng thành thạo lệnh này đem lại lợi thế rất lớn trên thị trường cho dù là các thiết lập dài hạn hay ngắn hạn.
Lệnh cắt lỗ – Stop Loss
Đây là lệnh giao dịch ngoài sổ, lúc này tài sản của bạn được thiết lập bán với một mức giá đặc biệt (khi giá giảm). Lệnh được thiết kế nhằm giúp nhà đầu tư tránh bị tổn thất và thua lỗ quá nặng nề. Đây là loại Lệnh Limit, vì bạn đã giới hạn trước một mức giá để bán, không theo mức giá hiện tại trên thị trường. Tuy nhiên, lệnh này không được ghi vào sổ lệnh. Sàn giao dịch chỉ biến nó thành lệnh Market khi giá giảm tới giới hạn được đặt trước.
Lệnh dừng giới hạn – Stop Limit
Cũng là công cụ giúp hạn chế tổn thất, mất mát trong giao dịch, Lệnh dừng giới hạn khá giống với Lệnh cắt lỗ những bổ sung thêm một bước.
Nếu giá giao dịch Bitcoin đang là 10.000 USD và mức cắt lỗ bạn đặt ra là 9990 USD, tức là bạn chắc chắn rằng sẽ bán nếu giá giảm đi 10 USD.
Trường hợp bạn không biết chính xác bản thân muốn dừng ở mức nào, lệnh dừng giới hạn sẽ được áp dụng để hỗ trợ. Trường hợp BTC giá 10.000 USD như trên, bạn thiết lập hai tham số: Giá dừng và Giá giới hạn. Ví dụ, mức giá dừng bạn đặt ra là 9985 USD và mức giá giới hạn là 9990 USD. Khi chạm đến mức giá dừng (9985 USD), lệnh sẽ được kích hoạt và bạn sẽ thực hiện bán tài sản của mình khi giá phục hồi lại mức 9990 USD.
Lưu ý: Vẫn có nguy cơ giá không thể phục hồi lại mức giới hạn. Trong trường hợp đó, tổn thất của bạn có thể gia tăng khi giá tiếp tục xuống dưới mức 9985 USD. Và lệnh đặt ra sẽ không được thực hiện.
Lệnh OCO (một lệnh hủy các lệnh còn lại)
Lệnh hủy các lệnh còn lại (OCO) cho phép bạn kết hợp hai lệnh có điều kiện. Ngay khi một lệnh được kích hoạt, lệnh còn lại sẽ bị hủy bỏ. Ví dụ, trường hợp BTC đang có giá 10 00 USD, đặt lệnh OCO, bạn sẽ thực hiện mua Bitcoin khi giá chạm 9.900 USD hoặc bán khi giá tăng lên 11.000 USD. Khi một trong hai lệnh này được thực thi, lệnh kia sẽ lập tức bị hủy.
Thời gian hiệu lực
Một khía cạnh khác ảnh hưởng đến hiệu quả khi đặt lệnh, đó là thời gian hiệu lực. Đây là tham số bạn thiết lập khi bắt đầu đặt lệnh, quy định thời hạn lệnh có hiệu lực.
Có giá trị đến khi hủy bỏ (GTC)
Chỉ dẫn này thông báo rằng, giao dịch sẽ được giữ ở trạng thái mở cho đến khi có người thực hiện thao tác hủy giao dịch. Hầu như, tất cả các nền tảng giao dịch tiền số đều đã mặc định điều này.
Trên thị trường chứng khoán, thường các lệnh giao dịch sẽ bị đóng vào cuối ngày. Tuy nhiên, vì hoạt động 24/7, GTC phổ biến hơn trên thị trường tiền mã hóa.
Ngay bây giờ hoặc hủy bỏ (IOC)
Thiết lập này quy định rằng bất kỳ phần nào không được đáp ứng ngay của lệnh đều phải bị hủy. Giả sử bạn đặt lệnh mua 10 BTC khi giá chạm mốc 10.000 USD, nhưng hiện chỉ thể mua 4 BTC đúng với yêu cầu. Trường hợp này bạn sẽ thực hiện mua luôn 4 BTC và 6 BTC còn lại sẽ bị hủy.
Lấp đầy hoặc bị tiêu diệt (FOK)
Các lệnh (FOK) chỉ được thực hiện ngay lập tức hoặc bị hủy. Nếu bạn đặt lệnh sàn giao dịch mua 10 BTC tại mức giá 10.000 USD thì nó sẽ không đáp ứng được một phần. Nếu toàn bộ 10 BTC như yêu cầu không có sẵn, lệnh sẽ bị hủy.
Tổng kết
Nắm vững và thành thạo các loại lệnh là điều quan trọng giúp giao dịch thành công. Đứng trước những biến động tâm lý và thị trường, nhà đầu tư cần xác định sẵn mục tiêu lợi nhuận, mức tổn thất được cho phép, từ đó thực hiện linh hoạt các lệnh để đạt được mục tiêu.