Nhắc đến xu hướng mới trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) thời gian gần đây không thể không nhắc đến Real yield. Khái niệm này đã tạo ra làn sóng tranh luận giữa các nhà đầu tư, về việc liệu phong trào này có thực sự là tiêu chuẩn mới của DeFi hay không?
Cụ thể, các giao thức DeFi sẽ trả lợi nhuận bằng các loại tiền điện tử chính như Bitcoin và Ethereum hay các stablecoin như USDC hoặc BUSD. Các khoản tiền này được cho là từ doanh thu thực tế của các giao thức và staking hoặc locking token quản trị.
Vậy đâu là lý do để các nhà đầu tư hứng thú với xu hướng mới này? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về Real Yield, xem xu hướng này đang phát triển như thế nào và tiềm năng của nó ra sao trong tương lai.
Real Yield là gì?
Real Yield là phong trào mới nổi trong không gian DeFi. Nó được nhắc đến thời gian gần đây gắn liền với các dự án mảng phái sinh (Derivatives) và quyền chọn (Option), đặc biệt là trong whitepaper của các dự án trong hệ sinh thái Arbitrum.
Thực tế thì Real Yield rất giống với cổ tức bằng cổ phiếu. Với Real Yield, nhà đầu tư bỏ tiền vào các giao thức DeFi thông qua một khoản đầu tư, giao thức sẽ chia cho họ một phần doanh thu dựa trên số tiền đầu tư ban đầu.
Sự khác biệt chủ yếu giữa Real Yield và các xu hướng khác trong DeFi là ở yếu tố “Real”. Trong thời kỳ DeFi phát triển chóng mặt giai đoạn năm 2020 – 2021, nhiều giao thức mang lại lợi nhuận cho người dùng nhưng với một hình thức khác xa so với Real Yield.
Trong giai đoạn vừa đề cập, lợi suất thường giao động trong khoảng bốn con số hoặc thậm chí cao hơn so với các giao thức trả tiền cho người dùng thông qua một chu kỳ phát thải token liên tục. Kể cả trong bối cảnh lạm phát token, hình thức này vẫn thu hút rất nhiều nhà đầu tư với nguồn vốn khổng lồ. Tuy nhiên, khi thị trường có dấu hiệu suy giảm vào mùa xuân năm ngoái, thị trường tiền điện tử bắt đầu gặp hiệu ứng phân tầng khiến giá trị của nhiều token “sụp đổ”, và nhà đầu tư cũng không thể nhận được lợi tức của họ.
Bên cạnh đó, khi DeFi còn đang ở giai đoạn sơ khai, nhiều người dùng cam kết tham gia dự án dưới hình thức yield farming. Và kết quả là gì? DeFi trở thành “khu đất hoang tàn” sau sự trỗi dậy của thị trường gấu. Lúc này, các nhà đầu tư đang nỗ lực tìm kiếm các dấu hiệu tăng giá, chẳng hạn như thông qua xu hướng Real Yield – thứ mà được đánh giá rằng có khả năng “tưới nước” cho mảnh đất DeFi ở thời điểm hiện tại.
Xem thêm: Những Điều Cần Biết Về Tiền Mã Hóa Và Lạm Phát
Nguồn gốc của Real Yield
Phong trào này khởi nguồn từ việc hàng loạt các KOLs nổi tiếng trên nền tảng Twitter hồi tháng 4/2022. Thông thường, khi nhắc về DeFi nhiều người nghĩ ngay đến các cuộc tấn công, rug pull, lạm phát token, dump giá, những sản phẩm không có tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, phong trào Real Yield mở ra cho nhà đầu tư một góc nhìn mới lạ về thị trường tài chính phi tập trung, khác hẳn với thị trường tài chính truyền thống, TradFi. Cụ thể, phong trào được đặc trưng bởi các dự án có đủ các điều kiện sau:
- Có sản phẩm rõ ràng
- Có người dung rõ ràng
- Dự án bắt buộc phải tạo ra doanh thu
Các dự án nổi bật đáp ứng các yêu cầu trên có thể kể đến là GMX, GNS, Dopex,…
Sự phát triển của Real Yield
Ở thời điểm phong trào này mới được biết đến, một dự án tiền điện tử để có thể tạo được Real Yield buộc phải tạo ra một nguồn lợi nhuận đủ lớn để chia sẻ với người dùng, thay vì trả cho người dùng token phát thải. Ở thời điểm hiện tại, dự án buộc phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có sản phẩm rõ ràng
- Có người dùng trung thành đều đặn
- Có doanh thu từ người dùng nhưng không phải từ lạm phát token
- Chia sẻ doanh thu với người nắm giữ token dài hạn
Hiện tại, Real Yield có hai loại dự án:
- Dự án trực tiếp tạo ra doanh thu và chia chúng cho những người nắm giữ token.
- Dự án trung gian đứng ra tổng hợp nguồn vốn nhàn rỗi của người dùng, để thực hiện các chiến lược để tối ưu nguồn lợi nhuận thu được từ những dự án được coi là Real Yield.
Phong trào Real Yield diễn ra như thế nào?
Một mối lo ngại đáng kể ở thời điểm này là xu hướng Real Yield đang hoạt động như thể một hình thức để báo hiệu xu hướng tích cực cho nhà đầu tư hơn là một chỉ báo cho thấy giao thức đang thực sự đi theo hướng đó.
Ví dụ, trước đây, các nhà phân tích thị trường dựa trên TVL (Total Value Locked) để đánh giá các dự án DeFi. Đây là chỉ số đo lường quy mô hệ sinh thái nhưng lại không cung cấp thông tin chi tiết đầy đủ về tình trạng của các thực thể trong hệ sinh thái đó.
Do lợi nhuận khổng lồ thu được trong mùa hè DeFi, nhiều người tham gia vào các giao thức một cách hời hợt và không thực sự thúc đẩy giá trị TVL. Bên cạnh đó thì TVL cũng không phản ánh chi tiết về chi phí hoạt động cũng như các vấn đề khác liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn.
Ở thời điểm hiện tại, Real Yield có thể giúp cộng đồng tìm kiếm một chỉ báo toàn diện hơn. Tuy nhiên rủi ro là điều khó tránh khỏi, và điều này hoàn toàn có thể xảy ra với một só giao thức phát hành token với mục đích thu về stablecoin và sau đó bán chúng cho người dùng. Và hành động này được ngụy trang như thể nó mang lại lợi nhuận thực sự cho nhà đầu tư.
Các giao thức có thể giữ mức phát thải thấp và trả real yield để thu hút các stakers. Tuy nhiên điều này chỉ làm tăng đáng kể lượng khí thải sau đó và đương nhiên người dùng lúc này đã khóa khoản đầu tư của họ.
Thực tế thì Real Yield cũng gặp một số vấn đề khác, bao gồm việc các công ty khởi nghiệp nói chung cần vốn và trả lợi tức cho các nhà đầu tư chỉ với mục đích thu hút thêm nhà đầu tư mới, tương tự như mô hình Ponzi.
Tại sao Real Yield được đánh giá là tiêu chuẩn mới cho DeFi?
Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là vì người dùng trong không gian DeFi đã bị phân tâm bởi các token và dịch vụ cung cấp lợi nhuận hằng năm không bền vững. Các mô hình như vậy phổ biến đến mức chúng tạo ra một giao thức có tính thanh khoản, có người dùng và có TVL cao.
Tuy nhiên, những thứ được xem là hấp dẫn đối với các nhà giao dịch đó thực chất được duy trì thông qua “lợi nhuận giả”, cụ thể là lượng phát thải token. Hiểu một cách đơn giản hơn, những dự án kiểu đó sẽ yêu cầu người dùng mint các token gốc của giao thức và trả phần thưởng bằng chính các token đó.
Ở một góc độ nào đó, điều này có vẻ ít được quan tâm, miễn là giá token tiếp tục tăng và có khả năng trả lợi suất hằng năm tính theo phần trăm cho người dùng. Thực tế thì điều này ít khi xảy ra, việc chốt lời, thay đổi tâm lý và lợi nhuận hấp dẫn trên các sàn DEX là yếu tố gây đảo chiều xu hướng giá tích cực.
Sau đó, các dự án buộc phải phát hành nhiều token hơn để tăng lợi nhuận và duy trì hệ sinh thái. Điều này làm giảm giá trị token, hơn nữa khiến nhiều nhà đầu tư dừng đầu tư và kích hoạt “vòng xoáy tử thần” của hệ sinh thái.
Các dự án vận hành theo kiểu này thường có tuổi thọ ngắn và gây ra hậu quả sụp đổ nghiêm trọng. Sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra, theo sau là TerraUSD và LUNA là một trong số những dự án “lợi nhuận giả” nổi bật.
Bởi vậy, phong trào Real Yield ra đời như một tiêu chuẩn mới của không gian tài chính phi tập trung. Các dự án lợi nhuận thực sử dụng cơ chế tích lũy giá trị dựa trên cơ sở người dùng thực, ổn định và trung thành.
Những giao thức DeFi thúc đẩy phong trào Real Yield
Dưới đây là thông tin về một số giao thức DeFi đóng góp tích cực vào sự phát triển của phong trào Real Yield.
Synthetix (SNX)
Synthetix là một trong những giao thức đời đầu trong không gian tài chính phi tập trung. Đây là giao thức cho phép nhà đầu tư giao dịch phái sinh tài sản tiền điện tử của mình. Sau khi củng cố và hoàn thiện Tokenomics của mình, giao thức này được phát triển trên blockchain Ethereum và cung cấp lợi nhuận thực cho người dùng.
Synthetix trả lợi tức khoảng 53%. Khoản lợi tức này đến từ phần thưởng staking được trả bằng token của giao thức và các stablecoin như sUSD thu được từ phí giao dịch trên sàn giao dịch.
GMX (GMX)
GMX là một Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) đi vào hoạt động từ năm 2021. Gần đây, sàn giao dịch này đã ghi nhận giao dịch token quản trị của mình ở mức cao nhất mọi thời đại. Hai token gốc của sàn GMX là GLP và GMX, đại diện cho tài sản có sẵn trên nền tảng và token quản trị.
Sàn giao dịch này trả 14% lợi nhuận hằng năm cho người nắm giữ GMX là 14% cho người nắm giữ GLP. Lợi nhuận đến từ việc chia sẻ doanh thu trên nền tảng chứ không phải từ việc lạm phát token.
Dopex (DPX)
Dopex là một DEX chuyên về quyền chọn (Options) cho phép mọi người kiếm được lợi tức thực. Công cụ Single Staking Option Vaults của nền tảng này tương tư như các staking vault đơn khác. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể đặt cược vào những thay đổi về lãi suất với tính năng Interest Rates Options cũng như cái công cụ phái sinh khác.
Dopex được coi là nhà cung cấp lợi tức thực với một số lợi tức staking đến từ việc phát thải lạm phát các token gốc của nền tảng. Đối với những nhà đầu tư sẵn sàng khóa veDPX, họ được nền tảng ủy thác bằng phiếu bầu trong 4 năm với APY 22%.
Cơ hội đầu tư với các dự án Real Yield
Real Yield là phong trào thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Các điều kiện đối với một dự án Real Yield giúp người dùng có cái nhìn tích cực hơn về không gian tiền điện tử nói cung và DeFi nói riêng.
Xét về cơ hội đầu tư với các dự án Real Yield, không khó để khẳng định rằng chúng đến từ các dự án dẫn đầu hệ sinh thái, chẳng hạn như Dopex hay GMX là các dự án đầu tiên của phong trào này. Nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ càng về mô hình hoạt động của các dự án này để đón đầu thị trường khi phong trào Real Yield thực sự bùng nổ.
Kết luận
Real Yield là phong trào đáng được hoan nghênh với mục tiêu hướng đến một DeFi phát triển ổn định. Năm vừa qua là một giai đoạn khó khăn đối với tiền điện tử khi thị trường ghi nhận hàng loạt vụ bê bối. Điều này đã làm sự tin tưởng của nhà đầu tư giảm xuống đáng kể. Bởi vậy, không quá khi nhận xét rằng phong trào Real Yield ra đời đã mở ra kỳ vọng và củng cố niềm tin về lợi nhuận đầu tư của các nhà đầu tư về lợi nhuận đầu tư của họ trước khi đổ tiền vào một dự án nào đó.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn ngờ vực về phong trào này, đặc biệt là tính bền vững của nó. Và thời gian sẽ là câu trả lời chính xác nhất!
Xem thêm: Yield Farming, Staking Và Liquidity Mining – Bí Quyết Thành Công Trong DeFi