Advertisement
Để chi trả cho công nghệ khai thác tiền mã hóa của mình, các công ty không thể chỉ phát hành cổ phiếu. Họ có thể sẽ phải vay nợ dựa trên máy móc hoặc tiền mã hóa đào được hoặc phải tự rao bán công ty.
Tiếp cận với nguồn vốn là xương sống của bất kỳ ngành công nghiệp nào, các công ty tiền mã hóa non trẻ và năng động cũng không phải là ngoại lệ. Với những nhà khai thác tài sản số, việc cần vốn còn quan trọng hơn vì những công ty này cần khoản tiền lớn cho cơ sở vật chất và thiết bị để phát triển.
Vào năm 2021, khi Bitcoin (BTC) đạt được những đỉnh cao mới, các nhà đầu tư đã đổ tiền vào các nhà khai thác tiền mã hóa trong cả lĩnh vực công và tư nhân. Nhưng giờ đây Bitcoin và thị trường tiền mã hóa rộng lớn hơn đã không còn cao như năm ngoái, nguồn vốn thị trường đã cạn kiệt đối với ngành công nghiệp tài sản số khi các nhà đầu tư trở nên cảnh giác hơn với rủi ro.
Với tỷ suất lợi nhuận của các nhà khai thác sụt giảm từ 90% xuống khoảng 60-70% trong 2022, việc phát triển trong một nền công nghiệp cạnh tranh khốc liệt trở nên thách thức hơn.
Nhưng điều này không khiến các nhà khai thác ngừng mở rộng công ty của họ bằng cách nâng cấp máy tính đào và sức mạnh xử lý, hay tốc độ băm. Phần lớn trong số họ đã ký hợp đồng để nhận máy tính đào trong năm 2022.
Vậy các công ty đào tiền mã hóa có thể huy động vốn để phát triển như thế nào trong bối cảnh giá Bitcoin duy trì ở mức hiện tại trong một thời gian dài và các nhà đầu tư ngần ngại trước các tài sản rủi ro?
Theo các chuyên gia và những người tham gia vào ngành công nghiệp này, các thợ đào cần phải sáng tạo hơn và thậm chí phải sáp nhập với nhau.
Tại sao nên đầu tư vào các nhà khai thác tiền mã hóa?
Trước hết, hãy cùng làm rõ một câu hỏi: Tại sao nên đầu tư vào các công ty khai thác tiền mã hóa trong khi nhà đầu tư có thể mua tài sản số từ một sàn giao dịch?
Lý do chính mà các nhà đầu tư đặt tiền vào các công ty đào tiền mã hóa công là bởi vì họ có vai trò như một đại lý cho việc đầu tư vào Bitcoin. Nhiều người còn ngần ngại trước việc đầu tư trực tiếp vào tiền mã hóa vì những lo ngại về quy định. Về mặt lý thuyết, bằng việc đầu tư vào các công ty khai thác tiền mã hóa mà giữ Bitcoin của họ, các nhà đầu tư đang kiếm lời trên đồng tiền đã khai thác với giá rẻ hơn thị trường trong khi sở hữu một doanh nghiệp thực sự. Đồng thời, các nhà đầu tư còn có thể dễ dàng mua hoặc bán cổ phiếu của các nhà khai thác công.
“Các nhà khai thác công là lựa chọn tốt nhất cho hầu hết các nhà đầu tư bởi vì họ đem lại cách tiếp cận với loại tài sản phát triển nhanh này thông qua lượng thanh khoản sẵn có của họ. Điều này tạo ra vị trí tham gia vào thị trường tối ưu hơn”, Ben Gagnon, giám đốc khai thác của công ty khai thác tiền mã hóa công Bitfarms (BITF), cho biết.
Đặc biệt, trong một thị trường giá rẻ, các công ty khai thác trao đổi công có thể cung cấp giá trị tốt hơn cho các nhà đầu tư vì giá của họ có tương quan cao (gần 70%) với các tài sản tiền mã hóa và cổ phiếu thường mang lại triển vọng tăng tốt hơn khi thị trường hồi phục.
Xem thêm: Market Capitalization Là Gì? Ý Nghĩa Của Giá Trị Vốn Hóa Thị Trường.
Năm để ngành công nghiệp khai thác định hình lại
Tuy nhiên, sự tương quan cao như vậy cũng khiến các nhà đầu tư gặp nhiều mặt trái.
Nếu giá tiền mã hóa tiếp tục giảm đáng kể như năm 2022, cổ phiếu của các nhà khai thác còn giảm nhanh hơn, tạo ra một biển đỏ cho các nhà đầu tư. Đây là lúc nguồn vốn cạn kiệt và các nhà đầu tư bắt đầu xem xét lại các nhà khai thác. Họ sẽ tìm kiếm các công ty mà có thể tách biệt ra khỏi thị trường về lâu dài, thay vì mua một số lượng lớn các công ty.
Hơn nữa, việc tăng tỷ suất lợi nhuận trong năm 2021 đã khiến nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này hơn, khiến thị trường bão hòa với nhiều nhà khai thác và các mô hình kinh doanh giống nhau. Điều này trở thành một vấn đề khi giá Bitcoin giảm so với đỉnh điểm của nó.
“Các nhà đầu tư đã thể hiện sự thất vọng với một nền công nghiệp khai tài sản số mà thiếu đi sự phân loại”, nhà phân tích Lucas Pipes của ngân hàng đầu tư B Riley trên phố Wall cho biết trong một nghiên cứu gần đây.
Pipes nói rằng ông mong đợi một sự phân loại lớn hơn giữa các nhà khai thác trong năm 2022 khi họ cố đạt được mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh và theo đuổi sự tiếp cận lớn hơn với các thị trường liền kề. Pipes nói rằng các công ty khai thác mà tích hợp hoặc sở hữu cơ sở vật chất để cung cấp năng lượng và điều hành máy móc khai thác của riêng họ có một vị trí lý tưởng cho sự phát triển này.
Để ví dụ cho sự thay đổi này, Pipes nhắc tới Stronghold Mining (SDIG), họ sử dụng năng lượng cho cả việc khai thác tài sản số và thị trường mua bán điện mở. Hay giống như doanh nghiệp trung tâm dữ liệu Hut 8 (HUT) được sử dụng cho cả việc khai thác tài sản số và điện toán đám mây.
Thực chất, đa dạng hóa đang trở thành xu hướng trong những công ty khai thác gần đây để tách biệt bản thân ra khỏi đối thủ trong thị trường. Gần đây nhất, công ty khai thác Argo Blockchain (ARBK) đã ra mắt một bộ phận trong công ty mà thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau ngoài việc khai thác trong hệ sinh thái Blockchain. Bên cạnh đó, Hut 8 đã mua một doanh nghiệp trung tâm dữ liệu đám mây và máy chủ từ TeraGo để phân nhánh thành cơ sở hạ tầng Web 3.
Một thị trường đang trưởng thành
Trong một thị trường mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm nhà khai thác độc nhất, nếu một công ty công cố huy động vốn bằng cách chào bán cổ phiếu, điều này sẽ làm loãng cổ đông và cổ phiếu có thể sẽ bị trừng phạt. Trong khi đó, việc tăng nợ cũng có thể trở nên tốn kém khi những bên cho vay yêu cầu lãi suất lớn hơn đối với những công ty đang phát triển. Để duy trì lợi nhuận trong một thị trường cạnh tranh, các nhà khai thác cần tìm những cách sáng tạo hơn để gọi vốn cho các kế hoạch phát triển của họ.
“Các đề nghị có sẵn đối với các nhà khai thác hiện nay đã rất khác so với thời điểm sáu tháng trước”, Ruslan Zinurov, Giám đốc Điều hành công ty Khai thác Bitcoin tư nhân Merkle Standard, cho biết. Tuy nhiên, có vẻ như cho vay dựa trên tài sản (ABL) sẽ trở thành một lựa chọn phổ biến cho những nhà khai thác, ông nói thêm.
Vào tháng 2/2022, công ty khai thác Bitcoin CleanSpark (CLSK) nói trong một cuộc gọi vốn rằng họ sẽ sử dụng thiết bị khai thác ASIC hiện đại nhất, thế hệ mới nhất như một đòn bẩy để huy động vốn.
“Chúng tôi tin rằng điều này khiến chúng tôi thu hút hơn đối với những bên cho vay dựa trên tài sản và chúng tôi đang thử nghiệm với ABL hoặc những tài sản tương tự để huy động vốn cần thiết cho việc mở rộng hoạt động của chúng tôi”, Gary Vecchiarelli, giám đốc tài chính của công ty này cho biết. CleanSpark nói rằng các lựa chọn khác bao gồm kiếm tiền từ Bitcoin mà công ty nắm giữ. Điều này không có nghĩa là chỉ bán Bitcoin mà công ty có thể gửi tiền cho một bên cho vay tiền điện tử để kiếm lời.
Một hình thức khác cũng phổ biến gần đây là cho vay dựa trên Bitcoin. Vào tháng 12/2021, Bitfarms đã kêu gọi khoản vay trị giá 100 triệu đô dựa trên Bitcoin từ Galaxy Digital. Bên cạnh các nhà khai thác, ngay cả Goldman Sachs (GS) và các ngân hàng trên phố Wall cũng đang khám phá lựa chọn cho vay dựa trên tiền mã hóa.
Theo như Warren của GEM, ngày sẽ có càng nhiều lựa chọn tài chính hơn. Ông giải thích rằng: “Khi thị trường trưởng thành, sẽ có nhiều tài trợ từ ngân hàng hơn, và bạn sẽ có nhiều vốn hơn khi những bên cho vay khác nhau nhận hạn mức tín dụng từ ngân hàng để cho vay và điều này khiến giá vốn sẽ giảm đáng kể đối với những nhà khai thác”.
Nhưng tại thời điểm này, Warren nghĩ rằng các khoản vay dựa trên Bitcoin là một trong những hình thức nợ rẻ nhất đối với các nhà khai thác, sau đó là khoản nợ dựa trên tài sản. Ông cho rằng hiện tại các khoản nợ chuyển đổi là rất đắt đỏ vì thị trường vẫn còn rất non trẻ.
Hình thức mua bán và sáp nhập (M&A) trở nên phổ biến hơn
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tiền mặt có thể trở thành hiện thực đối với các nhà khai thác khi lợi nhuận giảm xuống, đặc biệt là nếu giá của Bitcoin trì trệ trong một thời gian dài và khan hiếm vốn trong khi cạnh tranh tăng cao.
Theo Fred Thiel, Giám đốc Điều hành của một trong những công ty khai thác Bitcoin giao dịch công lớn nhất, Marathon Digital Holdings (MARA), một bối cảnh như vậy sẽ thúc đẩy sự sáp nhập từ các nhà khai thác, đặc biệt là những công ty nhỏ và không có đủ tiền.
“Nếu bạn là một công ty nhỏ hơn và đang cố gắng phát triển thì sẽ rất khó”, ông nói. “Tôi nghĩ rằng những công ty đang thiếu vốn sẽ bắt đầu gặp khó khăn trong 1-2 năm tới”. Các công ty mà có nhiều máy tính để khai thác nhưng không thể điều hành chúng hoặc không có đủ vốn để trả cho chúng có thể là mục tiêu mua lại tiềm năng.
“Bạn sẽ thấy rằng M&A sẽ trở nên phổ biến hơn vào năm 2022 và năm sau đó”, Thiel nói.
Quan điểm này được nhắc lại bởi Sue Ennis, phó chủ tịch phát triển công ty tại Hut 8. “Có khả năng chúng ta sẽ chứng kiến sự sáp nhập của nền công nghiệp này khi tốc độ băm tăng lên, đặc biệt là nếu nền kinh tế, địa chính trị và môi trường Lạm Phát hiện tại vẫn còn dễ biến động”, Ennis cho hay.