Advertisement
51% Attack là gì?
51% Attack hay còn gọi là Tấn công 51%, là một trong những cách tấn công phổ biến nhắm vào Blockchain, trong đó một cá thể hoặc tổ chức nào có nắm giữ được phần lớn quyền kiểm soát mạng lưới, với quyền lực lớn như thế, các cá thể hoặc tổ chức đó có thể làm mạng lưới gián đoạn.
Mục đích của việc 51% Attack?
Thông thường mục đích của việc Tấn công 51% Attack vào một Blockchain thường vì mục đích gian lận double spending, cách tấn công này giúp cho kẻ tấn công có quyền đảo ngược các giao dịch nó tạo ra và gây nên tình trạng double spending.
Nếu thành công, 51% Attack có thể:
- Ngăn chặn việc ghi lại, xác thực hoặc xác nhận các giao dịch.
- Thay đổi thứ tự xử lý giao dịch.
- Đảo ngược các giao dịch hiện có và sau đó chi tiêu gấp đôi số tiền.
Ngoài tác động tiêu cực mà các cuộc tấn công 51% gây ra đối với người dùng, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến những người khai thác khác. Bằng cách kiểm soát sức mạnh tính toán của mạng, những kẻ tấn công 51% có thể chặn bất cứ hoạt động khai thác nào ngoài chính họ. Điều này cũng đưa ra một mối đe dọa đáng kể đối với các doanh nghiệp dựa vào Blockchain để quản lý tài chính và lưu giữ hồ sơ giao dịch.
Và khi số lượng tiền điện tử tiếp tục tăng, các cuộc tấn công 51% sẽ tiếp tục xảy ra, đặc biệt là đối với mạng có hashrate thấp.
Có thể thấy, một cuộc tấn công 51% có thể không phá hủy hoàn toàn Blockchain nhưng nó có thể gây thiệt hại lớn về tài chính và lòng tin đối với người dùng và các tổ chức liên quan.
Cách hoạt động của cuộc tấn công 51%
Trong Blockchain, các Block ghi lại tất cả các giao dịch đã hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với Bitcoin, một Block mới được tạo khoảng sau mỗi 10-15 phút. Khi một khối được hoàn thiện hoặc khai thác, nó không thể thay đổi được vì một phiên bản gian lận của sổ cái công khai sẽ nhanh chóng bị người dùng của mạng phát hiện và từ chối.
Tuy nhiên bằng cách kiểm soát phần lớn sức mạnh tính toán trên mạng, kẻ tấn công hoặc nhóm kẻ tấn công có thể can thiệp vào quá trình sản xuất các Block mới. Họ có thể ngăn những người khai thác hoàn thành các khối mới, về mặt lý thuyết cho phép họ độc quyền khai thác các khối mới và kiếm được tất cả các phần thưởng.
51% Attack & Bộ ba bất khả thi (The Blockchain Trilemma)
Mở rộng vấn đề, 51% attack liên quan đến một khía cạnh khi thiết kế blockchain đó là an toàn. Các dự án Blockchain hiện nay thường xoay quanh ba khái niệm cốt lõi: phân quyền, khả năng mở rộng và bảo mật.
Blockchain Trilemma có thể hiểu là những thách thức mà các nhà phát triển phải đối mặt trong việc tạo ra một Blockchain có thể mở rộng, phi tập trung và an toàn mà không ảnh hưởng đến bất kỳ khía cạnh nào.
Các Blockchain thường bị buộc phải đánh đổi khiến chúng không thể đạt được cả 3 khía cạnh:
- Phi tập trung (Decentralized): Tạo ra một hệ thống Blockchain không dựa vào sự kiểm soát của một cá nhân hay tập thể nào đó.
- Có thể mở rộng (Scalable): Khả năng hệ thống Blockchain xử lý số lượng giao dịch ngày càng tăng và có thể mở rộng theo quy mô.
- An toàn (Secure): Khả năng của hệ thống Blockchain hoạt động như mong đợi, tự bảo vệ khỏi các cuộc tấn công, lỗi và các vấn đề không lường trước khác.
Lấy ví dụ với Blockchain Bitcoin, Blockchain được xem là an toàn nhất thế giới nhưng bù lại khả năng mở rộng của Bitcoin rất thấp dù đã có nhiều cải tiến kỹ thuật trong suốt nhiều năm qua, tương tự với trường hợp của Ethereum.
Tóm lại, mặc dù secure là một khía cạnh quan trọng với một Blockchain nhưng 2 yếu tố còn lại cũng cần được xem xét, cần có một sự cân bằng và không nên thiên vị có bất kỳ khía cạnh nào.
Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý là Trilemma chỉ là một mô hình để khái niệm hóa các thách thức khác nhau mà công nghệ Blockchain phải đối mặt. Không có chứng cứ nào nói rằng 3 khía cạnh không thể đạt được cùng một lúc. Cho đến nay, các nhóm Blockchain vẫn đang làm việc với các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm cố gắng tối đa hóa ba khái niệm cốt lõi trên: khả năng phân quyền, khả năng mở rộng và bảo mật.
Xem thêm: Ransomware Là Gì? Cơ Chế Của Một Cuộc Tấn Công Ransomware
Mặc dù vậy, cuộc tấn công 51% vẫn chỉ nằm trong lý thuyết, bởi khi ai đó có thể phá vỡ sự công bằng và minh bạch của mạng lưới, sẽ không còn người dùng nào tin tưởng vào mạng lưới đó.
Liệu 1 người, với bao công sức & tài chính để có sức đào vượt 51% toàn thế giới, muốn sở hữu 1 mạng lưới mà không người dùng nào tin tưởng sử dụng?