Advertisement
Vào sáng ngày 10/6, Dorsey cho biết trong một bài tweet rằng Web5 có thể là một đóng góp của họ cho Internet. Web5 sẽ tập trung nhiều vào việc phân quyền danh tính, các dữ liệu lưu trữ.
Ngày 10/6, TBD – một công ty con của Block đã khiến cho nhiều người phải bất ngờ khi thông báo ra mắt nền tảng Web5. Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra quanh vấn đề này, Web5 là gì? Vậy Web4 ở đâu? Web5 có gì khác so với Web3.
Sự chuyển đổi từ Web tĩnh sang Web cộng tác
Ban đầu, chúng ta có cái gọi là Web1, tại thời điểm đó nó chỉ được gọi với cái tên đơn giản là Web. Trên nền tảng này, các cổng thông tin và dịch vụ trực tuyến đã được mở ra. Tuy nhiên, ở các trang web này, người dùng không thể tương tác lại mà chỉ có thể sử dụng để đọc thông tin.
Có thể gọi đây là một web tương tác theo một chiều, người dùng chỉ có thể dùng những nội dung có sẵn trên web. Vậy nên, Web1 được gọi với một các tên khác là “Web tĩnh”.
Với sự ngày càng phát triển của công nghệ, Web đã được phát triển và dẫn xuất hiện. Phổ biến nhất đó chính là những nền tảng xã hội, và các ứng dụng như blog, diễn đàn hay podcast. Các nền tảng này đã tạo ra những tương tác giữa người với người thông qua sự hỗ trợ của nền tảng web và ứng dụng. Tại đây cho phép người dùng được tương tác qua lại ngay dưới những thông tin có sẵn.
Trên những công cụ mới này, người dùng có thể giao tiếp được với nhau. Không còn là tác nhân thụ động nhận thông tin có sẵn, giờ người dùng có thể chia sẻ hoặc quản lý những thông tin của riêng họ và cho phép những người dùng khác tương tác. Đây là lý do khiến Web2 có tên gọi là “Web cộng tác”.
Web3 xuất hiện vào thời điểm nào?
Giống như các web khác, rất khó có thể xác định một thời điểm chính xác Web3 ra đời. Nó là cả một quá trình rất khó để xác định một ngày cụ thể bắt đầu được thiết lập. Có nhiều người cho rằng vào khoảng năm 2006, những ý tưởng về Web3 bắt đầu xuất hiện nhưng phải đến năm 2014 thì thuật ngữ Web3 mới được đặt ra bởi Gavin Wood. Đây có thể nói sẽ là bước tiếp theo của mạng internet.
Không có ai là người duy nhất tạo ra Web3 vì nó được hình thành và phát triển trên sự hợp tác của các cá nhân và nhiều tổ chức khác nhau. Người tham gia vào nền tảng sẽ thông qua việc xác minh trên blockchain như EOS, Ethereum và TRON.
Có một lưu ý quan trọng ở đây đó chính là những thư viện lập trình phổ biến sử dụng để viết mã Ethereum đều được gọi là web3.js.
Mục tiêu được đặt ra của Web3 là giải quyết vấn đề mà Web2 gặp phải như việc thu nhập những dữ liệu cá nhân của các mạng riêng và cho phép chủ nghĩa tư bản có thể giám sát. Web3 có trọng tâm đổi mới để trở thành một web phi tập trung, không bị kiểm soát bởi bất kỳ thế lực nào và hình thành dựa trên cơ chế đồng thuận của mọi người.
Web3 hứa hẹn các mạng phi tập trung có thể sẽ cho phép chuyển trực tiếp các giá trị hoặc “tiền” của internet giữa các tài khoản của người dùng mà không phải qua bất kỳ một trung gian nào. Tuy nhiên tính năng này chỉ ở giai đoạn đầu và Web3 cũng mới chỉ dừng ở giai đoạn ý tưởng.
Điều đáng quan ngại là nguồn vốn của Web3 hiện tại đều phụ thuộc vào những nhà đầu tư mạo hiểm nên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trọng tâm đổi mới của nó đó là cung cấp sự phi tập trung cho người dùng.
Tại sao không có Web4?
Web4 còn được biết đến với cái tên là “Web di động” – nó có tất cả những cơ sở hạ tầng cần thiết để giúp người tham gia có thể thích ứng với môi trường di động. Nó có thể kết nối tất cả những thiết bị di động trong cả 2 thế giới thực và ảo theo thời gian thực tế.
Nền tảng này sẽ cho phép tương tác bằng chính giọng của người dùng với rô bốt. Nếu như trước đây các trang web tập trung vào việc tương tác giữa người dùng và internet thông qua chiếc máy tính hoặc điện thoại thì Web4 sẽ cho phép người dùng phân phối và sử dụng thông ở bất kỳ vị trí nào thông qua thiết bị di động.
Có thể ở giai đoạn thứ tư của Web, sẽ có sự thay đổi giữa mối quan hệ giữa người và robot, con người sẽ có nhiều quyền truy cập với rô bốt và đưa nó vào cuộc sống.
Xem thêm: Tổng Quan Về Binance? Hướng Dẫn Toàn Tập Đăng Ký Tài Khoản Binance Cho Người Mới
Web5 – Web của cảm xúc
Vào năm 2009, tại một bài giảng tại TED Talks, Tim Berners-Lee đã có một nhận định về Web5 rằng đây sẽ là một Web mở, kết nối và thông minh. Ông còn nhắc đến nó với cái tên là Web cảm xúc.
Web5 hình thành ngay trên thực tế với những dấu hiệu mà có thể thấy, nó là một mạng lưới liên kết môi khi chúng ta muốn giao tiếp với nhau. Nó có thể được ví giống như một trợ lý cá nhân của mỗi người.
Web này có thể chạy trên sự tương tác về mặt của cảm xúc giữa con người và máy tính. Sự tương tác này sẽ dần trở thành thói quen hằng ngày của mỗi người dựa trên công nghệ thần kinh. Một ví dụ có thể thấy đó là WeFeeIFine – tổ chức lập biểu đồ cảm xúc người dùng thông qua tai nghe.
Tương tự như vậy, Web5 sẽ có người dùng những tương tác với nội dung tương tự với cảm xúc của họ qua thay đổi nhận dạng khuôn mặt.
Web5 theo nhận định của Jack Dorsey
Vào sáng ngày 10/6, Dorsey cho biết trong một bài tweet rằng Web5 có thể là một đóng góp của họ cho Internet. Theo một bài nhận định của TBD về Web5, vấn đề chính của Internet hiện nay đó là nó thiếu đi lớp nhận dạng, danh tính và những dữ liệu thuộc quyền cá nhân có thể sẽ trở thành tài sản của một bên thứ 3. Và đây chính là lý do tại sao Web5 sẽ tập trung nhiều vào việc phân quyền danh tính, các dữ liệu lưu trữ.
TBD đã có tuyên bố về việc sẽ tạo ra một nền tảng Web phi tập trung để có thể giải quyết vấn đề này.
this will likely be our most important contribution to the internet. proud of the team. #web5
(RIP web3 VCs 🤫)https://t.co/vYlVqDyGE3 https://t.co/eP2cAoaRTH
— jack (@jack) June 10, 2022
Tổng kết
Khi có càng nhiều những sáng kiến về việc tập trung vào một web phi tập trung thì sẽ tốt cho người dùng. Nhưng những sáng kiến này cần phải tập hợp những nguồn lực về kỹ thuật và cam kết để biến web phi tập trung thành hiện thực.
>> Xem thêm: Hướng dẫn Đăng ký Coin Ex dễ hiểu nhất