Advertisement
Từ một quốc gia đầy nghi hoặc với vấn đề này, những yếu tố nào đã khiến Đức trở thành quốc gia hấp dẫn nhất để đầu tư vào tiền mã hóa?
Đức đã trở thành quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia thân thiện với tiền mã hóa nhất trong quý 1/2022 của Coincub. Đất nước châu Âu này cho phép ngành công nghiệp tiết kiệm trong nước của họ tận dụng các khoản đầu tư tiền mã hóa. Việc đầu tư còn được hỗ trợ bởi chính sách không thuế đối với các khoản vốn dài hạn từ tiền mã hóa. Đồng thời, lượng nút Bitcoin và Ethereum của họ đứng thứ hai chỉ sau Mỹ.
Lượng sử dụng Blockchain
Vào năm 2019, Đức là quốc gia đầu tiên ứng dụng chiến lược Blockchain để khai thác tiềm năng công nghệ, đẩy mạnh chuyển đối số. Điều này giúp Đức trở thành một trung tâm hấp dẫn cho sự phát triển của các ứng dụng của Blockchain, Web3 và metaverse trong công nghệ tài chính, công nghệ khí hậu, công nghệ chính phủ và kinh doanh, bao gồm dự án nhận dạng kỹ thuật số của Đức.
Hiệp hội Ngân hàng Tiết kiệm Đức – một mạng lưới 400 ngân hàng tiết kiệm tại các quốc gia nói tiếng Đức – đã bắt đầu phát triển các ứng dụng công nghệ tài chính Blockchain để cho phép khách hàng mua và bán tiền mã hóa. Các công ty như Volkswagen, About You, SAP, BrainBot và BigchainDB đã phát triển NFT, metaverse, Web3, công nghệ chính phủ các ứng dụng thanh toán tiền mã hóa được sử dụng rộng rãi trong thương mại điện tử để mua hàng hóa.
Lượng sử dụng tiền mã hóa
Tính đến cuối năm 2021, xấp xỉ 2,6% người Đức đã sử dụng tiền mã hóa. Và theo như một báo cáo gần đây của KuCoin, 44% người Đức được khuyến khích đầu tư vào tiền mã hóa.
Các nhà đầu tư tại Đức có thể tham gia vào thị trường tiền mã hóa và Blockchain thông qua các công ty và các nền tảng như 1inch Exchange, Nuri, FinLab, MineSpider, NAGA Group, Tangany, Coindex, CryptoTax, Upvest, Fiona, Blocksize Capital, USDX Wallet, Bitbond và Iota Foundation, hoặc họ có thể mua sắm trên Sugartrends sử dụng Dash.
Đức là một trong 10 quốc gia khai thác tiền mã hóa và cũng là nơi đặt trụ sở của công ty khai thác lớn nhất châu Âu, Northern Data – công ty được cung cấp năng lượng phần lớn bởi năng lượng tái tạo.
Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương
Theo một khảo sát từ Deutsche Bundesbank, Ngân hàng Trung ương của Đức, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch tại điểm bán hàng của người Đức giảm từ 74% vào năm 2017 xuống 60% trong năm 2020. Theo đó, Bundesbank đang phát triển công nghệ thanh toán sổ cái phân tán. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đang trong quá trình tạo ra CBDC, mô phỏng theo đồng euro số. Một nghiên cứu gần đây bởi ECB, dựa trên những thảo luận với nhân dân EU, nhấn mạnh vào tính bảo mật và được sử dụng trên toàn cầu là những mối quan tâm chính.
NFT và metaverse
Metaverse là làn sóng tiếp theo của Web3, thay đổi cách chúng ta tương tác, giao lưu, làm việc, chơi các trò chơi điện tử, gây quỹ từ thiện, bán NFT, và tham gia các chương trình ca nhạc, các sự kiện thể thao và các hội thảo. Vào năm 2017, Trung tâm Nghệ thuật và Truyền thông ZKM tại Karlsruhe đã mua lại một số lượng NFT. Họ đã đi đầu trong xu hướng 2021 và hiện nay đang trưng bày các tác phẩm từ chính bộ sưu tầm của họ và các nhà tín dụng tư nhân với triển lãm “ZKM Cube” – một màn hình có dạng hộp ngoài trời dành cho công chúng.
Kể từ cơn sốt NFT, công ty thời trang thể thao Đức Adidas đã hợp tác với Bored Ape Yacht Club và Prada cho một dự án NFT tình nguyện tập trung vào khí hậu trên nền tảng Blockchain Polygon để nâng cao nhận thức công chúng. Bên cạnh đó, công ty ô tô Đức Volkswagen đã thành công ra mắt một chiến dịch quảng cáo NFT tương tác.
Sử dụng tiền mã hóa bất hợp pháp
Đức là một thành viên của Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tội phạm Mạng chung của Europol, nhằm chống lại các tội phạm mạng xuyên quốc gia.
Sau khi được cung cấp thông tin, Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang của Đức, hay còn gọi là Bundeskriminalamt, đã gỡ máy chủ của Hydra, thị trường dark web bất hợp pháp lớn nhất thế giới. Hydra đã thực hiện các giao dịch Bitcoin (BTC) trị giá hơn 5 tỷ đô từ khi ra mắt.
Gurvais Grigg, Giám đốc Công nghệ tại Chainalysis, cho biết: “Việc gỡ Hydra xuống là đáng chú ý vì họ không chỉ là thị trường darknet lớn nhất đang hoạt động mà còn cung cấp các dịch vụ rửa tiền cho phép đổi tiền mã hóa thành đồng rúp Nga”.
Ông nói thêm rằng: “Cùng với những lệnh trừng phạt chống lại Garantex, Suex và Chatex vào năm ngoái, các cơ quan chính phủ rõ ràng đang nhằm vào các điểm rút tiền mà các tội phạm công nghệ sử dụng để dùng mã độc tống tiền, mua bán trên thị trường darknet, lừa đảo và, có lẽ, tránh né các lệnh trừng phạt”.
Quy định đối với tài sản số
Đức là một trong số ít những quốc gia bắt đầu quy định về tiền mã hóa trước cả quy định của Thị trường Tài sản tiền điện tử (MICA) của EU. Theo Robin Matzke, luật sư và chuyên gia Blockchain cố vấn cho German Bundestag, quy định ký quỹ tiền mã hóa ở Đức yêu cầu những người kiểm soát Private Key cho người khác và tham gia thị trường Đức phải có bằng từ Cơ quan Giám sát Tài chính Liên bang, cho dù họ có các giấy phép tương tự trong EU hay không.