Advertisement
Vai trò của Bitcoin trong việc phòng ngừa lạm phát ngày càng phổ biến. Một chuyên gia nhận định rằng “bạn sẽ cần phải mua Bitcoin”.
Giá cả tăng cao đang thu hút sự chú ý trên khắp thế giới. Lạm phát tại Mỹ đã phá kỷ lục 40 năm gần đây. Tình hình này còn căng thẳng hơn ở châu Âu với giá tăng trên 5% khắp khu vực đồng Euro và 4,9% tại Anh tính tới tháng 3/2022.
Trong khi giá tăng, Bitcoin (BTC) duy trì ở mức khoảng 39.000 USD. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi: Bitcoin có phải một cách phòng ngừa tốt trước giá cả đang tăng không? Bitcoin đóng vai trò gì trong môi trường lạm phát cao? Những người chơi Bitcoin có biết rằng lạm phát sẽ xảy ra không?
Các chuyên gia trong lĩnh vực Bitcoin, tài chính và cả những chính trị gia châu Âu đã trả lời những câu hỏi trên, chia sẻ quan điểm về sự tăng giá đáng báo động tại châu Âu.
Từ báo cáo hàng tháng của các nhà phân tích dữ liệu Kaiko, giá Bitcoin tăng vượt mức lạm phát. Điều này cho thấy rằng những người chơi Bitcoin có thể đã thấy được trước sự tăng giá và đầu tư để phòng ngừa lạm phát
Danny Scott, Giám đốc Điều hành của sàn giao dịch hàng đầu nước Anh CoinCorner, ủng hộ cho lập luận này. Ông không ngạc nhiên với mức lạm phát mà chúng ta đang chứng kiến khắp thế giới.
Điều này đã được chuẩn bị trong cả một thập kỷ và Covid thúc đẩy nó diễn ra sớm hơn. Lạm phát thật sự đang bị che giấu để giữ một thái độ tích cực về việc lạm phát “đang được kiểm soát”.
Một người chơi Bitcoin khác, một thành viên Quốc hội, cũng “không ngạc nhiên” bởi sự lạm phát đáng báo động. Christophe De Beukelaer, một người có sức ảnh hưởng tại Bỉ, là nhà chính trị gia đầu tiên tại châu Âu kiếm thu nhập bằng Bitcoin.
Ông nói rằng “khi chúng ta bơm vào hàng nghìn tỷ như chúng ta đã làm, thì tới lúc nào đó chúng ta phải trả giá”. Nhưng nó không chỉ có tác động xấu tới kinh tế, “mọi người có thể không thấy và không nhận ra, nhưng lạm phát có ảnh hưởng lớn tới sự hạnh phúc của họ”.
Nicolas Bertrand, đại sứ của Hội đồng Kinh doanh Blockchain Toàn cầu và Giám đốc Tài chính từ Borsa Italia và Sở giao dịch Chứng khoán London, cho biết: “Những chính sách tiền tệ bành trướng đang đóng góp lớn vào lạm phát và tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy tình hình này kéo dài hơn mọi người nghĩ”.
Tuy nhiên, đối với De Beukelaer, ông cho rằng “tới một lúc nào đó, chúng ta sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng tiền tệ lớn”.
Với khủng hoảng tại Ukraine làm vấn đề trầm trọng thêm, điều này tác động như thế nào với những mức lạm phát ngắn hạn? Dessislava Aubert, nhà phân tích nghiên cứu tại Kaiko cho biết rằng “giá cả hàng hóa tăng cao có thể giữ áp lực lạm phát lớn và giảm tốc độ tăng trưởng vì mối liên kết kinh tế chặt chẽ giữa châu Âu và Nga”.
Cô nói thêm rằng những hành động giá hiện nay khiến Bitcoin trượt khỏi mức đỉnh cũ 69.000 USD hồi tháng 11/2021 có thể là do “các thị trường đang định giá việc tăng lãi suất từ Ngân hàng Trung ương châu Âu năm nay”.
Lạm phát còn kéo dài, có nên đầu tư Bitcoin không?
Bitcoin với vai trò phòng ngừa lạm phát là câu chuyện phổ biến tại Mỹ. Tại châu Âu, điều này chưa thể kết luận được, như De Beukelaer cho biết “thật khó để nói với sự quyết đoán”. Nghĩa là, “vì sự tăng trưởng của nó hạn chế và rõ ràng, nó có thể được kỳ vọng là một bức tường thành chống lại lạm phát”.
Đối với Bertrand, với kinh nghiệm của ông trong thị trường tài chính, tình huống này rất rõ ràng: “Khác với tiền pháp định, những tài sản đầu tư phổ biến và thậm chí là vàng, giá trị của Bitcoin không thể bị ảnh hưởng xấu bởi sự phát hành của những đồng tiền mới. Điều này làm nên một nền tảng vững chắc và khiến Bitcoin trở thành một tài sản thú vị trong bối cảnh lạm phát cao hơn”.
Tuy nhiên, có một vài sự phản đối ý kiến này. “Không có đủ dữ liệu chứng minh rằng Bitcoin là một cách đương đầu tốt trước lạm phát”. Hơn nữa, Bertrand chia sẻ rằng chúng ta “chưa sử dụng nhiều để có thể coi Bitcoin là một biện pháp phòng ngừa”.
Aubert có một quan điểm tương tự, giải thích rằng “Bitcoin đã dịch chuyển đồng thời cùng các tài sản rủi ro trong những tháng vừa qua và có thể sẽ không tách biệt khỏi môi trường tiền tệ biến động hiện tại”.
Ngược lại, Bendik Norheim Schei, Giám đốc Nghiên cứu tại Arcane Crypto, cùng Scott đang tập trung hoàn toàn vào vai trò của Bitcoin trong môi trường lạm phát. Schei nói rằng: “Bitcoin là một lựa chọn tốt cho những người muốn đặt cược vào tình trạng lạm phát điên cuồng. Hoặc, đúng hơn là, phòng thủ trong hoàn cảnh này. Một tài sản hiếm với nguồn cung cố định là một sự thay thế vững chắc trong nền kinh tế toàn cầu đang dịch chuyển vào mức lạm phát cực độ”.
Đối với Scott, “Bitcoin giải quyết vấn đề phân tách tiền khỏi chính phủ nhưng cũng mang lại nhiều lợi ích như là một cách phòng ngừa tốt trước lạm phát và một phương thức phi tập trung và toàn cầu”.
Đối với những quốc gia lớn mới nổi như Argentina, “vượt mức lạm phát 50%, mọi người đang tìm kiếm nhiều giải pháp – và Bitcoin là một trong số đó”. Ông cũng cảnh báo “bạn sẽ cần phải mua Bitcoin”.
Bitcoin và một tương lai lạm phát
Liệu Bitcoin là một khoản tích trữ hay biện pháp phòng ngự trước lạm phát còn gây nhiều tranh cãi. Nhưng theo như De Beukelaer, điều quan trọng là “chúng ta có lựa chọn”. Nếu một công dân “không còn tin tưởng vào đồng Euro, Đô la hay những loại Tiền pháp định khác, họ có thể chuyển sang Bitcoin/Crypto. Và điều đó là khả quan. Nếu quyền lực chỉ được nắm giữ bởi một người thì luôn dẫn tới sự lạm dụng. Việc một loại tiền tệ khác xuất hiện để cân bằng quyền lực này là điều lành mạnh”.
Bertrand cũng tin rằng sự cân bằng là yếu tố quyết định. “Mọi người cần nghĩ về sự phân bổ tài sản của họ một cách thấu đáo và với sự cân bằng”.
Tuy nhiên, với “sức mua bị xói mòn một nửa trong vòng 10 năm”, theo De Beukelaer, điều này gây ra một sức ép mới. Nếu có một thời điểm thích hợp để đầu tư vào Bitcoin thì đó là bây giờ.
Kết luận của Schei về vấn đề tiền mã hóa: “Đây là sự đặt cược dài hạn vào một tài sản sẽ phát triển trong thế giới tương lai. Đó là khi mà những loại tiền pháp định không còn giá trị vì in tiền không kiểm soát và lạm phát cực độ”.
Với ngày càng nhiều các nhà lãnh đạo và các nhà đầu tư tỷ phú ủng hộ Bitcoin và nhận định rằng tiền pháp định đang mất giá trị, có lẽ cũng đáng cân nhắc để đầu tư vào nó.