Advertisement
Bài viết sau đây của ecoinomic.io là phần đầu tiên trong hai phần phân tích tác động của sự thay đổi trật tự thế giới đến nền kinh tế toàn cầu và tương lai của chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương toàn cầu.
Thế giới đang xảy ra chiến tranh. Súng ống và đạn dược tước đi sinh mạng con người. Trừng phạt kinh tế và chính trị đẩy Châu Âu, lục địa giàu có già cỗi, vào khủng hoàng năng lượng.
Trước khi đi sâu vào các yếu tố phức tạp của địa chính trị toàn cầu, trước tiên hãy đánh giá lý do tại sao với tư cách là những người tham gia thị trường tài chính, chúng ta nên dành thời gian để nghiên cứu và phân tích.
Điều quan trọng nhất một nhà đầu tư (hay một công dân toàn cầu nói chung) cần hiểu là giai đoạn bất thường trong lịch sử nhân loại 3 thập kỉ qua.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, các hoạt động thương mại trên quy mô toàn cầu hoàn toàn đi lệch khỏi quỹ đạo trước đó, khi Hoa Kỳ đóng vai một nhà hòa bình tuần tra các tuyến đường thương mại trên biển. Điều này đã mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử kinh tế thế giới “The Great Moderation” – thời kỳ hoàng kim khi nền kinh tế toàn cầu phát triển bền vững và ổn định.
The Great Moderation – Thời kỳ ổn định
Nhưng năm 1980, Lạm Phát được kiểm soát và sự ổn định cơ bản về giá cả đã đặt nền tảng thiết lập The Great Moderation.
Nhìn chung, The Great Moderation được hiểu là sự toàn cầu hóa trên quy mô mở rộng chưa từng có trước đây. Đặc biệt, sự bất ổn trong ba thập kỷ trước đã thúc đẩy sự tăng trưởng thực tế và các tài sản tài chính của Hoa Kỳ di chuyển theo đường parabol do chính sách lãi suất thấp và chiến lược nới lỏng định lượng sau cuộc đại khủng hoảng tài chính.
Khi phân tích những nguyên nhân sâu xa hơn, các nhà kinh tế đưa ra ba lý do: thay đổi cơ cấu nền kinh tế, sự may mắn và chính sách tốt.
“Tái cấu trúc kinh tế giúp giảm sự biến động. Ví dụ, vì sản xuất có xu hướng biến động, sự chuyển dịch từ sản xuất sang dịch vụ sẽ giảm bớt sự biến động. Một thay đổi khác về cấu trúc là việc áp dụng các phương pháp sản xuất just-in-time, giúp giảm sự biến động của chu kỳ hàng tồn kho.
Tương tự như vậy, những tiến bộ trong công nghệ thông tin và truyền thông cho phép các doanh nghiệp sản xuất và giám sát quá trình sản xuất hiệu quả hơn, ổn định sản xuất và GDP thực tế.
Việc loại bỏ quy định với nhiều ngành đã góp phần làm tăng tính linh hoạt của nền kinh tế, cho phép nền kinh tế có những giải pháp điều chỉnh trước những cú sốc khác nhau. Cuối cùng, việc mở cửa thương mại quốc tế và dòng vốn dồi dào đã giúp nền kinh tế ổn định hơn”.
>>> Xem thêm: Top các sàn giao dịch coin uy tín nhất Việt Nam năm 2022
Mức độ lạm phát thấp khiến tỷ lệ chiết khấu ngày càng thấp hơn, số công nợ ngày càng tăng và dẫn đến giá tài sản ngày càng cao.
Để thấy rõ hơn về xu hướng này, biểu đồ dưới đây sẽ chỉ ra tỷ lệ lạm phát hàng năm và lợi tức kho bạc 10 năm ở Hoa Kỳ.
Zoltan Pozsar, chiến lược gia của Credit Suisse, cho rằng:
“Thế giới có tỷ lệ lạm phát thấp nhờ ba trụ cột: lao động nhập cư giá rẻ dẫn đến sự trì trệ trong mức lương danh nghĩa ở Mỹ, trong khi đó hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc giúp tăng mức lương thực tế và khí đốt tự nhiên giá rẻ của Nga thúc đẩy ngành công nghiệp ở Đức và châu Âu nói chung. Ẩn chứa trong ‘bộ ba’ này là 2 Liên minh địa chiến lược và địa kinh tế khổng lồ: ‘Chimerica’ và ‘Eurussia.’ Cả hai liên minh đều là những đối thủ nặng ký.
Eurussia – EU trả euro cho khí đốt giá rẻ của Nga; Chimerica – Mỹ trả đô la Mỹ cho hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc.
Nga và Trung Quốc tái đầu tư vào khối G7. Tất cả các bên đều có mối liên quan với nhau về mặt thương mại cũng như tài chính, và theo quan điểm cũ, nếu mở rộng giao thương, mọi người đều có lợi, vì vậy chiến tranh không nên xảy ra. Nhưng giống như trong bất kỳ cuộc hôn nhân nào, điều đó chỉ đúng nếu đạt được sự hòa hợp. Sự hòa hợp được xây dựng dựa trên sự tin tưởng và những bất đồng sẽ được giải quyết một cách hòa bình với điều kiện có sự tin tưởng. Nhưng khi lòng tin không còn, mọi thứ cũng không còn nữa”.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký Binance mới nhất update 2022
Petrodollar – Quyền lực bá chủ của Hoa Kỳ
Hãy cùng xem lại cách USD được liên kết với thương mại năng lượng và nguồn gốc của petrodollar.
Trong cuốn Khám phá những chi phí tiềm ẩn của petrodollar, Alex Gladstein đã giải thích về sự ra đời của petrodollar:
“Nixon dùng đồng đô la để chi trả cho chiến tranh, trong đó ông ta đã đặt hàng hơn bốn triệu tấn thuốc nổ và các chất nổ khác thả xuống các thành phố và làng mạc trên khắp khu vực Đông Dương… Cuộc khủng hoảng nợ là kết quả trực tiếp của việc chi trả chi phí cho bom, hay nói chính xác hơn là cơ sở hạ tầng quân sự rộng lớn cần thiết để chế tạo và cung cấp bom. Đây là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng đối với dự trữ vàng của Hoa Kỳ.
Lần đầu tiên trong lịch sử, thế giới ở trong một tiêu chuẩn Fiat thuần túy. Đô la do các ngân hàng trung ương nắm giữ trên toàn cầu đã mất đi sự ủng hộ, sự thống trị của Hoa Kỳ bị lung lay và một thế giới tài chính đa cực được kỳ vọng sẽ xuất hiện. Bên cạnh đó, một áp lực lớn hơn nữa, vào năm 1973, các nhà xuất khẩu dầu mỏ Ả Rập của OPEC quyết định tăng giá dầu thế giới lên gấp 4 lần và cấm vận Mỹ để thể hiện sự ủng hộ đối với Israel trong Chiến tranh Yom Kippur. Chỉ trong vài năm, một thùng dầu đã tăng từ dưới 2 đô la lên gần 12 đô la. Đối mặt với lạm phát hai con số và niềm tin toàn cầu suy giảm vào đồng đô la, Nixon và ngoại trưởng kiêm cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger đã đưa ra một ý tưởng cho phép họ tiếp tục mô hình “guns and butter” trong kỷ nguyên hậu bản vị vàng và thay đổi số phận của thế giới.
Năm 1974, bộ trưởng Tài chính mới William Simon được cử đến Ả Rập Xê-út để tìm cách thuyết phục một vương quốc thù địch tài trợ cho sự thâm hụt đang ngày càng gia tăng của Mỹ bằng tiềm năng của petrodollar mới tìm thấy. Hiểu một cách đơn giản, petrodollar là đồng đô la Mỹ trả cho một nhà xuất khẩu dầu thô đổi lấy dầu khí. Theo một báo cáo của Bloomberg, khuôn khổ cơ bản rất đơn giản. Hoa Kỳ sẽ mua dầu từ Ả Rập Xê-út và viện trợ thiết bị quân sự cho vương quốc này. Đổi lại, Ả Rập Saudi sẽ chuyển hàng tỷ petrodollar trở lại kho bạc và tài trợ cho chi tiêu của nước Mỹ. Đây là thời điểm mà đồng đô la Mỹ chính thức kết hợp với dầu mỏ.”
Có một vài điểm quan trọng Ecoinomic.io muốn nhấn mạnh để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ ràng hơn.
Đầu tiên, đó là các điều kiện cho phép thế giới giảm phát trong ba thập kỷ qua đang thay đổi.
Thứ hai là theo trật tự thế giới trước đây, Trung Quốc và Nga sẽ tái đầu tư vào khối G7. Đặc biệt, vì việc mua bán dầu bằng đồng đô la là chìa khóa của hệ thống Petrodollar, các quốc gia sẽ “tái chế” đô la của họ trở lại kho bạc Hoa Kỳ.
Trái phiếu kho bạc – các khoản nợ của chính phủ Mỹ cam kết trả lãi bằng USD – cho phép các quốc gia tích trữ thặng dư kinh tế. Hệ thống này mang lại lợi ích cho các bên miễn là đồng USD giữ được sức mua trong thực tế.
Trật tự thế giới đang thay đổi
Hai trong số các trụ cột không thể thiếu của một thế giới toàn cầu hóa là sự tham gia của Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, sau cuộc đại khủng hoảng tài chính, một số quốc gia liên quan bắt đầu phản đối về quyền bá chủ của Hoa Kỳ, điều cần thiết để hệ thống tồn tại và duy trì.
Vào năm 2011, thủ tướng Nga Vladimir Putin chia sẻ quan điểm về việc đồng đô Mỹ đóng vai trò như là đồng tiền dự trữ toàn cầu:
“Mỹ đang vượt quá khả năng của mình và chuyển một phần sức nặng của các vấn đề sang nền kinh tế thế giới…
Họ đang sống như những kẻ ăn bám ngoài nền kinh tế toàn cầu và sự độc quyền của họ đối với đồng đô la.”
Đây có thể được coi là một trong những lý do chính khiến Nga bắt đầu loại bỏ tài sản (và nợ phải trả) bằng đô la trong suốt những năm 2010.
Sau cuộc chiến với Ukraine vào tháng 2, các quốc gia G7 đã tuyên bố đóng băng tài sản của ngân hàng Trung ương Nga. Nợ chính phủ chẳng là gì ngoài một lời hứa thanh toán trong tương lai từ một quốc gia khác và trách nhiệm pháp lý của đối tác.
“Động thái này về cơ bản cảnh báo tất cả các quốc gia có chủ quyền, đặc biệt là Trung Quốc. Khoản dự trữ ngoại hối của bạn có thể không còn là của bạn nếu bạn thực hiện một bước sai lầm.”
Khi căng thẳng địa chính trị ngày càng trở nên gay gắt giữa các quốc gia, các đường ranh giới đang được vạch ra và các liên minh đang được hình thành. Pozsar cho rằng:
“Chiến tranh hình thành các liên minh. Cuộc xung đột phức tạp giữa một bên là Hoa Kỳ và một bên là Nga – Trung Quốc là minh chứng rõ ràng cho việc “kẻ thù của kẻ thù là bạn”. Nga và Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận hải quân với Iran quanh eo biển Hormuz. Iran gần đây đã tổ chức các cuộc đàm phán giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến các chuyến hàng ngũ cốc qua eo biển Bosporus. Không bất ngờ khi chuyến hàng đầu tiên đến cảng Tartus của Syria, nơi có một điểm hỗ trợ kỹ thuật (không phải căn cứ) của hải quân Nga. Thậm chí gần đây hơn, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã đồng ý khai thông các dòng chảy thương mại song phương, bao gồm cả khí đốt, thanh toán bằng đồng rúp.
“Trong mạng lưới các điểm nóng địa chiến lược phức tạp xung quanh vùng đất Á-Âu, mối quan hệ “bạn của kẻ thù” được thắt chặt hơn bao giờ hết: Ukraine đang bị tấn công; Đài Loan bị phong tỏa đường biển và đường hàng không kéo dài một tuần; và Hàn Quốc đang bị áp lực bởi Trung Quốc nhằm chấm dứt mọi hình thức hợp tác quân sự với Mỹ.
Khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ – Nancy Pelosi tới thăm Hàn Quốc, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-ryul đã không gặp bà Pelosi mà thay vào đó đã đến nhà hát.
Chiến lược Chính sách mơ hồ (chính phủ cố tình mơ hồ về một số khía cạnh trong chính sách đối ngoại) “hàng hóa của chúng tôi, vấn đề của bạn” đang phân nhánh thành “những con chip của chúng tôi, vấn đề của bạn” (Giữa Trung Quốc với Mỹ) và cũng có thể phân nhánh thành “eo biển của chúng tôi, vấn đề của bạn” (Mỹ đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ bằng các biện pháp trừng phạt thứ cấp để cô lập Nga)
Mặc dù suy đoán về khả năng nổ ra chiến tranh không mấy thú vị, nhưng căng thẳng địa chính trị đang tiếp tục nóng lên và lịch sử cho thấy xung đột hiếm khi là bất cứ điều gì khác ngoài lạm phát – bắt nguồn từ các chính sách bảo hộ thương mại và sự mất cân bằng cung cầu mà nền công nghiệp chiến tranh đòi hỏi phải có.
Vậy những chính sách thương mại đã tác động và điều hướng thị trường như thế nào? Hãy cùng Ecoinomic.io theo dõi phần hai để phân tích những thay đổi của nền kinh tế cũng như tương lai của các chính sách tiền tệ toàn cầu: Năng lượng, tiền tệ và phi toàn cầu hóa (Phần 2)