Phần hai của bài viết “Năng lượng, tiền tệ và phi toàn cầu hóa” sẽ tiếp tục phân tích tác động của sự thay đổi trật tự thế giới đến nền kinh tế toàn cầu và tương lai của chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, Ecoinomic.io sẽ cập nhật những thông tin về hội nghị Jackson Hole của Fed.
>> Trước khi bắt đầu vào phần hai, vui lòng đọc phần 1 để nắm bắt các vấn đề đã được thảo luận trước đó: Năng lượng, tiền tệ và phi toàn cầu hóa (Phần 1)
Sau khi phân tích về những căng thẳng địa chính trị và khủng hoảng năng lượng, trong phần tiếp theo, Ecoinomic.io sẽ mang đến cái nhìn tổng quan về một số tác động của trật tự thế giới thứ hai, và phác thảo triển vọng của thị trường ngắn hạn và dài hạn với những trích dẫn từ tác phẩm “Chiến tranh và chính sách công nghiệp” của Zoltan Poszar.
Trước khi đến với những quan điểm của Zoltan Poszar, hãy cùng xem xét những động thái của thị trường sau phát biểu của chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Jerome Powell tại Jackson Hole.
Thị trường bán tháo mạnh sau phát biểu của chủ tịch FED – Jerome Powell
Bài phát biểu của Powell đã châm ngòi cho một đợt bán tháo cổ phiếu và Bitcoin trong khi đồng đô la tăng giá. Dưới đây là ba biểu đồ tương ứng (với DXY đảo ngược).
Chính sách tăng lãi suất của Fed để kiềm chế lạm phát
Fed kiên quyết tập trung trong việc thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất để kiềm chế mức Lạm Phát cao nhất trong bốn thập kỷ.
BULLARD: CAN'T JUST RELY ON MARKETS, HAVE TO GET OUR RATE UP
We must get our rates up so we can get them down again
— zerohedge (@zerohedge) August 26, 2022
Bên cạnh đó, việc tiếp tục tăng lãi suất sẽ kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế và có khả năng khiến nhiều người lao động mất việc làm. Đây sẽ một gánh nặng đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình.
“Mặc dù lãi suất cao hơn, tăng trưởng chậm hơn và điều kiện thị trường lao động bớt nóng hơn sẽ làm giảm lạm phát, nhưng điều đó sẽ gây ra một số khó khăn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp” – Jerome Powell.
Fed tiếp tục thắt chặt tiền tệ do lạm phát trên khắp các thị trường tài chính. Trong nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ kép ổn định giá cả và toàn dụng lao động, Cục Dự trữ Liên bang đã đưa đồng Đô la Mỹ bước vào một trong những chu kỳ tăng giá nhanh nhất trong lịch sử.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký Binance mới nhất update 2022
Đồng đô la tăng giá
Chính sách tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu cùng với sự thiếu hụt năng lượng đã giúp đồng đô la mạnh hơn so với các loại tiền tệ fiat khác.
Highest weekly close for the dollar in over two decades. pic.twitter.com/uTCkafehfv
— Dylan LeClair 🟠 (@DylanLeClair_) August 26, 2022
Sự tăng giá mạnh của đồng đô la sẽ làm suy yếu hoàn toàn nền kinh tế toàn cầu. Các yếu tố khách quan tác động tiêu cực đến nền kinh tế như chuỗi cung ứng bị phá vỡ sau khi đại dịch COVID-19 (buộc cả thế giới phải đưa ra chính sách tiền tệ và tài khoá nới lỏng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử vào 2020-2021) và xung đột Nga giữa Ukraine khiến thị trường năng lượng và hàng hóa toàn cầu biến động.
Đồng đô la tăng giá mạnh làm tăng áp lực lên các quốc gia khác về việc đáp ứng các khoản nợ bằng đồng đô la, trong khi ngày càng tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp nội địa của Hoa Kỳ.
Định hướng thị trường
Trước chính sách của FED, quan điểm của Zoltan Pozsar cho rằng:
“Toàn cầu hóa không phải là một ngân hàng cần một gói cứu trợ mà cần một bá chủ để duy trì trật tự. Ngày nay, Nga và Trung Quốc đang thách thức quyền bá chủ của Hoa Kỳ. Để trật tự thế giới hiện tại, các thỏa thuận thương mại và mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu có thể tồn tại trước thách thức, thách thức phải được giải quyết nhanh chóng và dứt khoát, theo quan điểm của Jerome Powell.”
Để cạnh tranh với Nga và Trung Quốc, Mỹ cần phục hồi hoạt động sản xuất trong nước. Điều này không chỉ tốn thời gian mà còn cần rất nhiều hàng hóa cơ bản để phát triển cơ sở vật chất và hạ tầng, tất cả đều gây lạm phát.
Fed đang nỗ lực điều chỉnh nhu cầu ở mức giới hạn để giảm sức ép lạm phát, nhưng trong cuộc chiến này, chính sách công nghiệp và chủ quyền kinh tế vô cùng quan trọng.
“Tôi hiểu tại sao Hoa Kỳ muốn đảo ngược thời gian. Nhưng chúng ta không thể giành chiến thắng bằng cách làm chậm tiến độ. Chúng ta phải tiến bộ bằng cách xây dựng và đó là lúc chính sách công nghiệp thực thi: với tư cách là nhà đầu tư, bạn quan tâm đến hậu quả lạm phát của việc Nga và Trung Quốc thách thức quyền bá chủ của Hoa Kỳ. Các chính sách cần triển khai song song để đối phó với tình hình lạm phát, nếu không, việc kiểm soát tài chính là một thách thức lớn.”
“Bạn cần chú ý về các vấn đề này, đặc biệt nếu bạn là nhà đầu tư trái phiếu hoặc nếu phụ thuộc vào thu nhập cố định. Đây là những thời điểm cần đặc biệt cân nhắc đến rủi ro của lãi suất ảnh hưởng đến đầu tư và khả năng thu hồi vốn (Lý thuyết euthanasia of the rentier). Để chiến thắng trong cuộc chiến kinh tế và khắc phục những rủi ro do “hàng hóa của chúng tôi, vấn đề của bạn”, “chip từ sân sau của chúng tôi, vấn đề của bạn” và “eo biển của chúng tôi, vấn đề của bạn” – phương Tây sẽ phải đổ hàng nghìn tỷ vào bốn dự án:
(1) tái vũ trang (để bảo vệ trật tự thế giới)
(2) reshoring – đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh trở về chính quốc (để vượt qua các khu vực bị phong tỏa)
(3) tái dự trữ và đầu tư (hàng hóa)
(4) kết nối lại mạng lưới điện (chuyển đổi năng lượng)
Tôi nghĩ rằng bốn chủ đề trên sẽ là mục tiêu xác định của chính sách công nghiệp trong năm năm tới. G7 sẽ chi bao nhiêu cho những mặt hàng này là một câu hỏi mở, nhưng trước nguy cơ trật tự toàn cầu bị đe dọa, họ có thể sẽ mạnh tay chi trả.
Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng sẽ phải lưu ý rằng danh sách việc cần làm ở trên là:
- Thâm canh hàng hóa
- Thâm dụng vốn
- Lãi suất không nhạy cảm
- Không thể đầu tư cho các quốc gia phương Đông.