Người dùng bị kẹt tiền trong sàn giao dịch FTX đang gặp khó khăn khi phải chờ đợi thủ tục phá sản từ tòa án. Mặt khác, họ có thể nhanh chóng lấy lại tiền bằng cách “bán lại quyền claim tài sản” cho các bên thu mua, tuy nhiên với giá “rẽ bèo” chỉ bằng 1/10 giá trị.
Cherokee Acquirition, một tổ chức chuyên thu mua quyền claim tài sản của các công ty xác nhận phá sản, đưa ra mức giá từ 0.08 – 0.12 USD cho 1 USD tài sản trên FTX (với đơn tối thiểu là 100.000 USD). Nghĩa là thấp hơn đến 10 lần giá trị người dùng có thể claim được nếu “FTX tất toán thành công”.
Song đây không phải chuyện dễ dàng, khi các bên thu mua cân nhắc về khả năng trả tiền cũng như năng lực tài chính của FTX ở hiện tại để ra giá phù hợp. Dường như mức giá tương đối thấp 0.08 – 0.12 USD cho thấy xác suất để người dùng lấy lại đủ số tiền trên FTX đã bị giảm đi.
So sánh với hồi Celsius phá sản, tài sản thanh lý được ra giá 0.2/1 USD. Trong khi với hồi Voyager Digital, người dùng có thể bán lại 0.4/1 USD cho quyền claim tài sản.
Xem thêm:
- Thomas Braziel, nhà sáng lập 507 Capital, một công ty chuyên cấp vốn cho các tổ chức mất khả năng thanh toán và phá sản, nhận định rằng “giá này vẫn còn cao và sẽ chẳng ai mua chúng”. Ông đưa ra một mức giá thực tế hơn là từ 0.03 – 0.05 USD.
- FTX, một sàn giao dịch phổ biến bậc nhất cùng hơn 130 công ty con đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào 11/11. Sau khi cựu CEO SBF bị phát hiện sử dụng trái phép tiền gửi của khách hàng cho các khoản vay và đầu tư, lúc này FTX đã bị phanh phui lỗ hổng 10 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán, người dùng ồ ạt rút tiền và cuộc khủng hoảng thanh khoản bắt đầu lan ra từ đây.
- Vô số người dùng và các tổ chức bao gồm các công ty lớn như Genesis Trading, Galois Capital và Ikigai Asset Management đều bị kẹt tiền trong nền tảng giao dịch. Tuần trước, một group Telegram được tạo ra để “bán tháo” tài khoản FTX sau khi sàn giao dịch này đóng băng dịch vụ rút tiền lần đầu tiên.
Source: Coin68