Advertisement
Không chỉ riêng GBTC, nhiều sản phẩm quan trọng khác nằm trong danh mục phát hành đầu tư của Grayscale đều đang lâm vào tình trạng “khủng hoảng”.
Theo thống kê của YCharts, bảy sản phẩm quỹ đầu tư tiền mã hóa do công ty quản lý tài sản Grayscale Investments cung cấp dưới dạng cổ phiếu hiện đang được giao dịch với mức chênh lệch từ -34% đến -69% so với giá thị trường (NAV) của chúng.
Các khoản nắm giữ được theo dõi trong phân tích bao gồm Grayscale Bitcoin Trust, Ethereum Trust, Ethereum Classic Trust, Litecoin Trust, ZCash Trust, Horizen Trust, Stellar Lumens Trust và Livepeer Trust. Theo đó, Grayscale Stellar Lumens Trust có mức NAV thấp nhất ở mức -34% và Grayscale Ethereum Classic Trust có mức NAV cao nhất ở 69%.
Mặt khác, cổ phiếu GBTC thuộc Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) sau hai lần liên tục lập đáy NAV tại -42,69% và -45,08% khoảng hai tuần trước thì vào thời điểm thực hiện bài viết, GBTC tiếp tục gặp khủng hoảng khi lao dốc tận mốc -47,27%.
Điều đáng lo ngại là Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) đang đóng vai trò quỹ đầu tư Bitcoin lớn nhất thế giới với lượng giá trị BTC sở hữu khoảng 10,8 tỷ USD. Về cơ bản GBTC được xem như cổ phiếu đại diện cho Bitcoin, các nhà đầu tư tổ chức và đơn lẻ có thể mua GBTC thông qua tài khoản Nhà môi giới chứng khoán Mỹ. Nói cách khác, GBTC là phương tiện tiếp xúc gián tiếp với Bitcoin.
Sự mất giá “không phanh” của GBTC với giá Bitcoin thể hiện đã thể hiện rằng nhu cầu nhà đầu tư hiện nay đang suy giảm nghiêm trọng, không còn quá mặn mà tiếp xúc với ngành. Bởi lẽ kể từ khi phát hành GBTC vào năm 2013, sản phẩm đã được đón nhận khá nồng nhiệt. Đỉnh điểm trong giai đoạn 2018-2021, GBTC luôn duy trì ở mức cao hơn so với giá Bitcoin, có lúc NAV đạt hơn 100%.
Tâm lý bi quan xung quanh niềm tin về các sản phẩm do Grayscale phát hành ngày càng sâu sắc được bắt nguồn từ một loạt thất bại của công ty trong kế hoạch ra mắt quỹ ETF Bitcoin.
Đầu tiên, SEC đã từ chối đơn đăng ký GBTC dưới dạng ETF của công ty vào ngày 29/06, với lý do rằng đề xuất này không chứng minh được cách sản phẩm được thiết kế để ngăn chặn các hành vi gian lận và thao túng. Grayscale đã đáp trả bằng một vụ kiện chống lại SEC sau đó, tuy nhiên nhân viên pháp lý công ty ước tính quá trình kiện tụng có thể kéo dài đến hai năm và mọi chuyện dường như đi vào bế tắc khi chưa có tiến triển gì thêm cho đến nay.
Tiếp đến tháng 11/2021, công ty mẹ của Grayscale là quỹ đầu tư crypto Digital Currency Group (DCG) đã phải đối mặt với những tin đồn mất khả năng thanh toán, đặc biệt sau khi một công ty con khác của DCG, Genesis Global Capital tạm dừng rút tiền vào ngày 16/11, với lý do gặp khó khăn về thanh khoản liên quan đến sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX.
Do đó, cộng đồng kêu gọi Grayscale mau chóng đưa ra bằng chứng về lượng dự trữ tài sản mã hóa bảo chứng cho các sản phẩm do công ty cung cấp. Tuy nhiên, Grayscale lại không chấp thuận với lý do lo ngại về những vấn đề bảo mật. Thay vào đó, công ty đã chia sẻ một lá thư từ Coinbase Custody chứng thực về số tài sản đang nắm giữ.
Source: Coin68