Advertisement
Một người dùng trong thị trường NFTCN bị cáo buộc ăn trộm tác phẩm của nghệ sĩ và bán NFT tác phẩm này với giá 137 đô.
Tòa án tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, đã ra phán quyết chưa từng có tiền lệ đối với một thị trường NFT vì cho phép người dùng tạo ra NFT từ một tác phẩm bị đánh cắp.
Phán quyết này của tòa án được đưa ra sau khi công ty Qice có trụ sở tại Thẩm Quyến đâm đơn kiện công ty mẹ của NFTCN – BigVerse.
Vụ kiện này chống lại một người dùng trên NFTCN đã ăn cắp tác phẩm có bản quyền của Ma Qianli, một nghệ sĩ Trung Quốc có chuyên môn vẽ và in tranh. Người dùng này bị cáo buộc đã đánh cắp một tác phẩm hoạt hình của Ma.
Dựa trên những chứng cứ thu thập được, tòa án kết luận NFTCN có tội vì không kiểm tra giả mạo hoặc trộm cắp tài sản trí tuệ trước khi cho phép người dùng tạo ra NFT. Do đó, NFTCN đã bị kết án vì tạo điều kiện cho việc vi phạm “quyền phổ biến tác phẩm thông qua các mạng lưới thông tin” của tác giả.
Tác phẩm bị đánh cắp là một con hổ hoạt hình đang bị tiêm vacxin. Tác phẩm này đã được bán với giá 900 nhân dân tệ (khoảng 137 đô) cho một người dùng ẩn danh trên NFTCN. Tuy nhiên, BigVerse đã bị yêu cầu phải trả tiền phạt 4000 nhân dân tệ (khoảng 611 đô) cho Qice bên cạnh việc ngừng lưu thông NFT của tác phẩm này.
Trung Quốc vẫn chưa ban hành lệnh cấm đối với NFT mặc dù họ không ủng hộ tiền mã hóa. Tuy nhiên, ba cơ quan chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một cảnh báo chung về “những rủi ro tiềm ẩn” của việc đầu tư vào NFT.
Ba cơ quan này – Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc, Hiệp hội Tài chính Internet Trung Quốc và Hiệp hội Chứng khoán Trung Quốc – đã đưa ra những sáng kiến để khuyến khích các cải tiến trong lĩnh vực tiền mã hóa và Blockchain tập trung vào NFT. Đồng thời, họ cũng “kiên quyết kiềm chế xu hướng tài chính hóa và chứng khoán hóa NFT” để giảm thiểu những rủi ro xung quanh các hoạt động bất hợp pháp.
Chính phủ cũng đã cảnh báo công dân đối với việc sử dụng Bitcoin (BTC) và các đồng tiền mã hóa khác như Ether (ETH) hoặc Tether (USDT) để mua bán NFT.