Advertisement
Hợp đồng thông minh là gì?
Smart Contract (hay Hợp đồng thông minh) là thuật ngữ mô tả một bộ giao thức đặc biệt có khả năng tự động thực hiện các thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng bằng việc ứng dụng công nghệ Blockchain. Hiểu đơn giản, Smart contract là một phần mềm được code sẵn, hoạt động theo nguyên tắc “nếu… thì …” của lập trình, nhằm tự động hóa việc sử dụng hoặc mua bán tài sản số trên Blockchain.
Hợp đồng ngu si: Thực ra nó không thông minh đâu, Smart Contract chỉ là 1 đoạn code. Người ta lập trình nó thế nào thì nó làm y như vậy. Nhưng bạn biết đấy, người ta gắn thêm cái mác “smart” vào mọi thứ, smart home, smart phone, smart city,…
Ví dụ: Dễ hình dung nhất là với các vật phẩm trong Game ứng dụng Blockchain. Giờ đây các vật phẩm, nhân vật, với quyền sở hữu là NFT có thể được mua bán dễ dàng bằng crypto: ETH, BNB, SOL,…
Các bạn sẽ thắc mắc: Điều này khác biệt gì? Chẳng phải tôi vẫn mua vật phẩm trong game đó sao?
Wel, thực ra thì hơn thế!
Trước đây, khi có 1 vật phẩm trang bị nào đó tôi muốn mua từ người chơi khác, tôi sẽ tắc với câu hỏi: Người đó chuyển đồ sang cho tôi trước, hay tôi chuyển tiền cho người đó trước?
- Nếu tôi chuyển tiền xong cho người kia, họ biến mất và không chuyển vật phẩm cho tôi thì sao? Trong không gian mạng bao la tôi đâu thể biết phía sau Avatar là người nào?
- Họ cũng đâu có biết tôi là ai mà chuyển trang bị trong game cho tôi trước? Họ e sợ: chuyển trang bị xong tôi quỵt tiền biến mất thì sao?
Vậy là, mọi giao dịch trên Internet phải phụ thuộc vào thiện chí và niềm tin của 2 người xa lạ không quen biết nhau, và nếu có bất kì một bên nào quyết định lật lọng, bên còn lại chắc chắn là người bị thiệt thòi.
Và giờ bạn đã hiểu (1 góc nhỏ) về ích lợi của hợp đồng thông minh. Nếu một nhà phát triển game ứng dụng Blockchain vào trong sản phẩm của mình, người chơi sẽ có thể tự do mua bán, trao đổi vật phẩm với nhau mà không chịu bất kì rủi ro nào về uy tín (thân phận) của đối tác.
Viên gạch nền móng này mở ra một kỉ nguyên mới cho ngành công nghiệp game trị giá 180 tỷ USD năm 2021: GameFi (Game và Finance)
Giờ đây, tiền tệ trong game không chỉ được sử dụng cho những ưu đãi độc quyền trong game, nó còn có tác dụng như tiền tệ thông thường và có thể được tự do mua bán trên sàn giao dịch tiền số. Người chơi có thể kiếm tiền (hoặc bất kì đồng coin nào họ cần), kỷ nguyên Play to earn ra đời.
Hợp đồng thông minh cho phép thực hiện các giao dịch đáng tin cậy mà không cần người trung gian, cho phép các doanh nghiệp tương tác với sự ổn định và hiệu quả pháp lý được nâng cao.
Hợp đồng thông minh cho phép các bên kinh doanh truy cập và quản lý token cho bất kỳ loại đối tượng kinh doanh nào trên một sổ cái kỹ thuật số minh bạch được phân phối cho tất cả các bên và yêu cầu sự đồng thuận để cập nhật.
Nếu được thực hiện đúng, Hợp đồng thông minh sẽ cung cấp các lợi ích bổ sung so với các cơ chế hợp đồng pháp lý truyền thống, chẳng hạn như bảo mật nâng cao, giám sát và tuân thủ theo thời gian thực và ít kiểm tra hơn. Tất cả những lợi thế này cộng lại sẽ làm giảm đáng kể chi phí và tăng tốc độ giao dịch giữa các doanh nghiệp vì các bên có thể đạt được thỏa thuận, chính thức hóa nó trong hợp đồng, từ đó thực thi sớm và tiết kiệm chi phí hơn so với trước đây.
Đặc biệt, các Hợp đồng thông minh có thể giảm bớt sự quan liêu của tổ chức và mang lại sự minh bạch hơn so với các hợp đồng truyền thống bằng cách thiết lập một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) tổ chức quản lý Hợp đồng thông minh một cách độc lập.
Tương tự các Hợp đồng truyền thống, Hợp đồng thông minh có thể được áp dụng cho nhiều mục đích trong các ngành như viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, giáo dục, truyền thông,.. thiết lập các thỏa thuận hoặc chạy các dự án huy động vốn từ cộng đồng.
Nguồn gốc của Hợp đồng thông minh?
Khái niệm Hợp đồng thông minh lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1994 bởi nhà mật mã học Nick Szabo, người đã tạo ra tiền điện tử giả năm 1998. Szabo đã định nghĩa nó là một nhật ký giao dịch được máy tính hóa thực thi các điều khoản của hợp đồng.
Tuy nhiên, cho đến khi mạng Ethereum ra đời hai thập kỷ sau, các Hợp đồng thông minh mới bắt đầu hoạt động mạnh. Không giống như Bitcoin, Ethereum không chỉ là một kho lưu trữ giá trị kỹ thuật số mà nền tảng này đã đóng vai trò là ngôi nhà chung cho hàng chục nghìn dự án mới, đầu tiên là thời kỳ bùng nổ ICO năm 2017 và bây giờ là làn sóng tài chính phi tập trung vào năm 2020 (DeFi) các ứng dụng chạy trên mạng Ethereum dưới dạng ERC-20 token và Hợp đồng thông minh.
Hợp đồng thông minh hoạt động như thế nào?
Hợp đồng thông minh có thể tự hoạt động, tương tác với các hợp đồng thông minh khác và thậm chí kết nối với các nguồn dữ liệu bên ngoài thông qua việc sử dụng các oracles như Chainlink (LINK) và Band Protocol (BAND).
Ví dụ: một loạt các Hợp đồng thông minh có thể được thiết lập để tạo ra quyền tự chủ toàn bộ mạng, trong đó mỗi hợp đồng sẽ chỉ tự động thực thi nếu hợp đồng trước đó đã được ký kết.
Các yêu cầu cần thiết để tạo nên một Hợp đồng thông minh:
- Chủ thể hợp đồng: Các bên liên quan được liệt kê trong hợp động phải cấp quyền truy cập cho Smart Contract để có thể tự động khóa hay mở khóa khi cần thiết.
- Chữ ký điện tử: Giống tương tự như hợp đồng truyền thống, kể cả Hợp đồng thông minh cũng cần đến chữ ký để xác nhận sự đồng ý các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng. Phải có các khóa cá nhân (chữ ký điện tử) thì hợp đồng mới có thể triển khai.
- Điều khoản hợp đồng: Ở hộp đồng thông minh, điều khoản được hiểu là các chuỗi hoạt đồng được mã hóa và các bên tham gia phải chấp nhận những điều khoản này.
- Nền tảng phân quyền: Hợp đồng thông minh được thiết lập hoàn tất sẽ được tải lên blockchain của nền tảng phân quyền tương ứng cũng như được phân phối về các node trên nền tảng đó.
Bảo mật Hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh có thể sử dụng kết hợp các công cụ mã hóa và bảo mật đáng tin cậy như chứng chỉ HTTPS và SSL, đồng thời cũng thường phải chịu sự kiểm tra của bên thứ ba để đảm bảo an toàn cho chúng. Sự gia tăng nhanh chóng của DeFi năm 2020 đã tạo ra một loạt các giao thức mới mà phần lớn chưa được thử nghiệm, được đưa vào môi trường sống và không được thử nghiệm đúng cách. Kết quả là vào năm 2020, hàng trăm triệu đô la đã bị mất bởi các nhà đầu tư do hack, lừa đảo và lỗi phần mềm.
Nhược điểm của Hợp đồng thông minh
- Tính pháp lý: vì Hợp đồng thông minh hiện chưa được pháp luật quy định, bảo hộ nên nếu có xảy ra lỗi phát sinh, người dùng sẽ không được bảo vệ quyền lợi .
- Chi phí triển khai: dù tiết kiệm được các khâu trung gian nhưng để tạo Hợp đồng thông minh cần một số tiền để chi trả cho hệ thống cơ sở hạ tầng, máy tính và các lập trình viên có kinh nghiệm.
- Rủi ro từ internet: về cơ bản, Hợp đồng thông minh sẽ vô cùng an toàn nếu như không để lộ thông tin nhạy cảm hay không để hacker tìm ra lỗ hổng. Bất kỳ chuyện gì liên quan đến internet đều sẽ gặp rủi ro chung là nguy cơ có thể bị hack.