Advertisement
Warren Buffet một nhà đầu tư vĩ đại ông được biết đến không chỉ vì “óc phán đoán vàng” khi chọn những doanh mục đầu tư, mà còn vì tâm lý siêu vững mỗi khi thị trường có biến động. Trong một lần được hỏi về bí quyết thành công ông bảo rằng mình có 2 nguyên tắc vàng: Quy tắc thứ nhất: Không được để mất tiền, Quy tắc thứ hai: Không được quên Quy tắc thứ nhất.
Để làm được điều này nhà đầu tư cần phải lựa chọn doanh mục đầu tư tốt, tuy nhiên một yếu tốt cũng quan trọng không kém mà rất ít người nhắc đến hoặc bị xem nhẹ đó là Quản trị rủi ro. Trong bài viết này Ecoinomic.io sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quản trị rủi ro là gì? Tại sao nó lại quan trọng? Áp dụng quản trị rủi ro trong thị trường crypto thế nào?
Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi to (Risk management) là quá trình xác định, đánh giá và kiểm soát các mối đe dọa đến tài khoản vốn và thu nhập của một tổ chức. Nhưng rủi ro có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như là sự không chắc chắn trong tài chính, trách nhiệm pháp lý, vấn đề từ công nghệ, lỗi trong quản lý chiến lược. Từ đó nghiên cứu các biện pháp để kiểm soát, khắc phục hậu quả của rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực.
Tại sao quản trị rủi ro lại quan trọng?
Nếu một sự kiện xảy ra và bạn không lường trước được, khiến cho doanh nghiệp của bạn bị ảnh hưởng, nó có thể chỉ là tác động không đáng kể chẳng hạn như chỉ ảnh hưởng nhỏ đến chi phí của bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, nó có thể rất thảm khốc và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, chẳng hạn như gánh nặng tài chính hoặc thậm chí là doanh nghiệp của bạn phải đóng cửa.
Để quản trị rủi ro, một tổ chức cần áp dụng các nguồn lực để giảm thiểu rủi ro, giám sát và kiểm soát tác động của các sự kiện tiêu cực trong khi tối đa hóa các sự kiện tích cực. Một cách tiếp cận nhất quán, có hệ thống và toàn diện để quản lý rủi ro có thể giúp xác định, quản lý và giảm thiểu rủi ro đáng kể.
Vai trò của quản trị rủi ro
- Giúp tổ chức hoạt động ổn định
- Hỗ trợ tổ chức đạt được các mục tiêu, sứ mệnh và chiến lược kinh doanh
- Giúp người quản trị rủi ro đưa ra quyết định đúng đắn
- Giúp nâng cao vị thế và uy tín của công ty và nhà quản trị
- Giúp cải thiện an toàn trong các hoạt động của tổ chức
- Giúp các công ty thực hiện thành công các hoạt động kinh doanh có tính rủi ro cao
Quản trị rủi ro trong crypto
95% người mới tham gia vào thị trường tiền điện tử bị mất tiền. Lý do chính đằng sau điều này là kỹ năng kiểm soát và quản trị rủi ro kém, từ đó dẫn đến các quyết định bốc đồng. Đó là lý do tại sao Risk management (quản trị rủi ro) trong crypto là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của giao dịch tiền điện tử.
Thị trường tiền điện tử đang phát triển với tốc đô nhanh chóng. Vốn Hóa Thị Trường năm 2020 chỉ là 160 tỷ USD, tính đến tháng 6 năm 2021 con số này đã tăng lên 1,36 nghìn tỷ USD. Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, nên ngày càng có thêm rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Số đông đều tập trung đến lợi nhuận mà quên mất rằng quản trị rủi ro là một yếu tố rất quan trọng. Nếu bạn không muốn bị cháy hết số tiền của mình ngay trong ngày đầu tiên, thì phải luôn nhớ quy tắc quản trị rủi ro. Chiến lược đầu tư đúng đắn có thể giúp bạn vừa tạo ra lợi nhuận cao đồng thời giảm nguy cơ về rủi ro.
Để giúp cho bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trong của quản trị rủi ro trong thị trường tiền điện tử, đây là một ví dụ đơn giản: Bạn quyết định đầu tư vào thị trường crypto và mua Ripple, một dự án tại thời điểm mua tương đối mạnh và ổn định. Nhận thấy tiềm năng lợi nhuận, bạn đã đầu tư toàn bộ số tiền của mình vào dự án này, tuy nhiên điều không may đã xảy ra, giá trị của XRP (đồng tiền đại diện cho Ripple) đã giảm tới 50% vậy là bạn đã mất một nữa số tiền vốn ban đầu chỉ qua 1 giao dịch duy nhất. Tất nhiên đây là trường hợp rất đặc biệt ngay cả những nhà giao dịch mới bắt đầu cũng hiếm khi mắc phải những sai lầm như vậy. Nhưng nếu bạn không có chiến lược quản trị rủi ro và giao dịch bằng cảm tính, bạn chắc chắn sẽ thua lỗ.
Làm thế nào để ngăn chặn rủi ro khi tham gia thị trường crypto
- Không bỏ hết trứng vào một giỏ. Nếu như ở ví dụ trên bạn đã đưa 100% số vốn của mình đầu tư cho Ripple. Khi sự cố sảy ra và giá trị của Ripple giảm 50% đồng nghĩa với việc số tiền bạn bỏ ra cũng bị giảm tới 50%. Tuy nhiên, nếu bạn đầu tư vào 10 tài sản khác nhau và Ripple chỉ chiếm 10% toàn bộ khoản tiền của bạn, khoản lỗ bạn phải chịu sẽ giảm đi đáng kể. Do đó các nhà đầu tư không bao giờ bỏ qua “risk diversification” ( phân tán rủi ro). Luôn phân tích dự án, phân tích đồng coin, phân tích kỹ thuật để tìm điểm vào hợp lý và đa dạng hóa doanh mục đầu tư.
- Ước tính quy mô đầu tư. Nhà đầu tư thường bị dẫn dắt bởi cảm xúc hơn là những tính toán logic. Thậm chí trong thị trường crypto đã có riêng một thuật ngữ để miêu tả hiện tượng này, nó được gọi là FOMO. Bị chi phối bởi cảm xúc khiến cho hành vi của những nhà đầu tư trở nên thiếu thận trọng.
Ví dụ: Giả sử bạn đang ngồi nghiên cứu thông tin trên telegram hoặc các trang tin tức về crypto. Bỗng nhiên, bạn nhận thấy nhiều nguồn thông tin và các group đang bàn tán về MarkerDao một tổ chức P2P dựa trên Ethereum cho phép người dùng có thể cho vay và vay tiền điện tử, ý chính là đồng coin của Ethereum (ETH) sẽ tăng mạnh. Lúc này bạn bắt đầu nghiên cứu giá của đồng ETH và đúng là giá của chúng đang tăng rất mạnh. Suy nghĩ trong đầu lúc đó của bạn là nếu không mua bây giờ thì mình sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi nhuận. Bạn quyết định mua ETH bất chấp giá của nó có tăng mạnh (thậm chí đu đỉnh). Vậy là bạn đã bị chi phối bởi FOMO
Xem thêm: FOMO là gì? FUD là gì? 4 cách vượt qua FOMO và FUD khi đầu tư.
- Đầu tư dựa trên nguyên tắc, để tránh việc bị FOMO bạn cần phải đưa ra những quy định đầu tư riêng cho bạn thân và cần phải tuân thủ theo. Những nhà đầu tư mới cần biết nguyên tắc 6% và 2%. Nguyên tắc 2% đề cập đến việc nhà đầu tư không nên mạo hiểm hơn 2% tổng số tiền cho bất cứ giao dịch nào. Quy tắc 6% nói rằng nếu bạn tiếp tục thua lỗ trong giao dịch tiền điện tử và không thể dừng chuỗi giao dịch không thành công, bạn nên ngừng giao dịch nếu mất hơn 6% số tiền ký quỹ của mình. Trong trường hợp này, bạn nên tạm dừng giao dịch trong 1,5–2 tuần để có thể phục hồi tâm lý và ngừng đưa ra những quyết định hấp tấp. Hai nguyên tắc trên liên hệ trực tiếp với giới hạn tổn thất vốn. Khi bạn đầu tư, hãy đảm bảo rằng tổng rủi ro cho tất cả các lệnh không vượt quá 25% nó đảm bảo cho việc mặc dù những khoản đầu tư của bạn bị thua lỗ bạn vẫn sẽ còn ít nhất 75% tổng tài sản.
- Xác định khả năng sinh lời của khoản đầu tư. Hãy nhớ rằng không phải tất cả các giao dịch đều mang lại lợi nhuận. Kể cả những nhà đầu tư nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng có thể mất tiền. Thua lỗ là một phần trong đầu tư, những người tham gia thị trường cần phải chấp nhận nó. Các nhà đầu tư cần xem xét tỷ lệ lãi/ lỗ. Tỷ lệ lý tưởng là 3/1 hoặc ít nhất là 2/1. Trên sàn giao dịch Binance, cung cấp những chỉ báo phân tích kỹ thuật, giúp bạn dễ dàng tính toán, qua đó có thể hình thành chiến lược giao dịch hiệu quả.
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký tài khoản và giao dịch trên sàn Binance
3 sai lầm phổ biến nhà đầu tư mới thường gặp
Học hỏi từ những sai lầm của bạn là một điều tuyệt vời nhưng đồng thời cũng sẽ phải trả giá rất đắt để thành công. Trong phần này, Ecoinomic.io sẽ nêu ra 3 sai lầm những nhà giao dịch mới thường xuyên mắc phải để bạn có thể đề phòng và có biện pháp quản trị rủi ro phù hợp.
- Khi giao dịch bị thua lỗ, nhà đầu tư sẽ mong muốn kiếm lại số tiền mình vừa mất trong thời gian nhanh nhất. Tại thời điểm này bạn đang bị dẫn dắt bởi cảm xúc và dễ đưa ra những quyết định hấp tấp, khiến cho tỷ lệ nhà đầu tư tiếp tục bị thua lỗ sẽ tăng cao hơn. Những nhà đầu tư lưu ý không bao giờ được hành động theo cách này. Ghi lại những gì bạn đã mất và đừng để bị lòng tham làm mờ mắt.
- Tự tin là một kỹ năng quan trọng, tuy nhiên nếu tự tin quá mức cũng không tốt, đặc biệt trong thị trường tiền điện tử. Có thể nhìn thấy rõ ràng qua việc kể cả những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm cũng có những thời điểm bị thua lỗ. Một số nhà đầu tư tin tưởng vào giá trị bền vững của Bitcoin, họ đã dành tới 30%-40% tổng số tiền của mình để đầu tư cho đồng coin này. Tuy nhiên, trong thị trường crypto với nhữngbiến động khó lường, thay vì tự tin hoàn toàn vào dự đoán của mình bạn nên xây dựng chiến lược phù hợp và không nên mạo hiểm với khoản đầu tư lớn.
- Một sai lầm khác mà người mới thường mắc phải là bỏ qua các lệnh cắt lỗ và chốt lời.
Ví dụ: Bạn bỏ ra 1.900 USD để mua đồng coin ETH. Sau khi đã phân tích kỹ thuật và tin tưởng giá của đồng tiền này sẽ tăng. Tuy nhiên thị trường crypto luôn biến động phức tạp vì vậy để đề phòng bạn có thể đặt 1 lệnh cắt lỗ Stop-loss ở mức 1.600 USD, tức là khi giá của ETH xuống tới 1.600 nó sẽ tự động bán (cắt lỗ). Tương tự như vậy lệnh chốt lời (Take profit) là việc bạn đặt ra giá 2.200 USD là mức giá bạn muốn chốt lời khi giá ETH tăng lên mức này nó sẽ tự động bán để thu về lợi nhuận.
Nếu bạn chưa biết về lệnh chốt lời/cắt lỗ là gì, hãy tham khảo bài viết sau đây:
Đọc thêm: Take Profit và Stop Loss là gì?
Thực ra những thao tác này không hề phức tạp, quan trọng nhà đầu tư cần nhớ rõ rằng lòng tham không dẫn đến kết quả tốt. Xác định trước mức chốt lời hoặc cắt lỗ để đóng vị thế tại thời điểm phù hợp để có thể quản trị rủi ro tốt nhất.
Tổng kết
Ecoinomic.io hy vọng bài viết: Quản trị rủi ro là gì? Ứng dụng của quản trị rủi ro trong crypto, đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Quản trị rủi ro (Risk management), tầm quan trọng và cách để ngăn chặn rủi ro để có thể xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp. Bạn cần lưu ý rằng luôn phải cân bằng giữa 2 yếu tố: lợi nhuận tiềm năng và quản trị rủi ro để có một khoản đầu tư phát triển bền vững.