Advertisement
Venture capital (VC) là quỹ đầu tư mạo hiểm
Venture capital là gì?
Venture capital (VC) là quỹ đầu tư mạo hiểm, một hình thức hỗ trợ tài chính cho các công ty tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn phát triển ban đầu.
Ví dụ điển hình là Binance Labs, trung tâm ươm tạo, đầu tư vào các dự án “hạt giống” cho hệ sinh thái blockchain
Nguồn vốn sẽ được phân bổ cho các công ty khởi nghiệp mới thành lập hoặc các công ty đã phát triển có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ nhưng muốn tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động.
Mục tiêu của venture capital là đầu tư vào các dự án triển vọng, cung cấp nguồn lực tài chính và định hướng chiến lược, hỗ trợ các dự án phát triển lớn mạnh hơn.
Trong đó, quỹ đầu tư sẽ sở hữu cổ phần của công ty (ít hơn 50%), đổi lại các công ty sẽ nhận được sự hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và đào tạo về chuyên môn quản lý. Bên cạnh đó, các công ty có quyền truy cập vào mạng lưới đối tác của quỹ và được tư vấn bởi các chuyên gia đầu tư.
Venture capital hoạt động như thế nào?
Quy trình của venture capital
- Tìm kiếm và lựa chọn các dự án tiềm năng để đầu tư vốn
- Hỗ trợ các công ty tăng trưởng giá trị bằng cách cung cấp kỹ thuật công nghệ, tư vấn chiến lược quản trị doanh nghiệp
- Thoái vốn khỏi các công ty thông qua việc niêm yết trên thị trường chứng khoán, phát hành lần đầu trước công chúng IPO, bán cổ phần trên thị trường thứ cấp hay chuyển nhượng cho bên thứ ba.
Cấu trúc của venture capital
- Limited Partners (LP): cung cấp nguồn vốn cho quỹ và tài trợ đầu tư cho các công ty.
- Managing Partners (General Partners – GP): trực tiếp quản lý và phân bổ ngân sách đầu tư.
- Principals: xác định các cơ hội đầu tư, tìm kiếm các công ty tiềm năng có triển vọng, đánh giá ý tưởng kinh doanh, đàm phán việc mua lại và thoái vốn, dẫn dắt việc tiến hành thẩm định và phân tích dựa trên mô hình kinh doanh, sản phẩm, năng lực tài chính, lịch sử hoạt động của các công ty.
- Venture Partners: Những chuyên gia đầu tư kỳ cựu xác định tầm nhìn chiến lược và cố vấn các hoạt động của quỹ
Các khoản phí của venture capital
- Phí quản lý: Được tính theo tỷ lệ phần trăm tài sản được quản lý (AUM), thường khoảng 2% tổng số vốn cam kết.
- Phí tổ chức: Phí nộp hồ sơ đăng ký của các dự án dao động từ 500 USD đến 2,000 USD. Bên cạnh đó, các khoản phí liên quan đến xây dựng khung pháp lý, sửa đổi tài liệu, đàm phán,…
- Phí hoạt động: Được tính theo tỷ lệ lợi nhuận từ việc đầu tư, khoảng 20%.
Các giai đoạn đầu tư của venture capital
Seed stage
Đây là vòng tài trợ đầu tiên của VC, trong đó quỹ đầu tư cung cấp một số vốn tối thiểu giúp các công ty phát triển kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường và tạo ra các sản phẩm khả thi.
Early stage
Vốn đầu tư được phân bổ theo các vòng series A, series B and series C, các công ty được hỗ trợ vốn lớn hơn giai đoạn seed stage để triển khai và phát triển các hoạt động kinh doanh sau khi đã có sản phẩm hoặc dịch vụ khả thi.
Late stage
Giai đoạn này chia thành series D, Series E và Series F. Quỹ đầu tư tài trợ vốn cho các công ty trưởng thành hơn, đang tạo ra doanh thu. Mặc dù công ty có thể chưa đạt được lợi nhuận, nhưng hứa hẹn triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ.
Lợi ích và bất lợi của venture capital
Lợi ích
Các dự án nhận được sự tài trợ của quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ có cơ hội để phát triển tiềm lực tài chính và phát triển các hoạt động kinh doanh:
- Hỗ trợ về nguồn vốn: Các dự án, công ty khởi nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ về nguồn vốn cần thiết ban đầu tạo sức bật để thực thi các kế hoạch kinh doanh.
- Cố vấn: Các dự án được VC đầu tư sẽ được các chuyên gia đầu ngành dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ từ chuyên môn đến cách vận hành, quản trị doanh nghiệp.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu trong cộng động với các chiến lược marketing hiệu quả.
- Hỗ trợ về kỹ thuật, cung cấp các công nghệ tối ưu để vận hành dự án.
- Truy cập vào mạng lưới cơ sở khách hàng và quan hệ đối tác của quỹ đầu tư, xây dựng cộng đồng hợp tác bền vững.
- Không cần thực hiện nghĩa vụ hoàn trả các khoản vốn VC đã đầu tư ngay cả khi dự án thành công hay thất bại.
Bất lợi
- Quyền kiểm soát: VC sở hữu một phần lớn vốn chủ sở hữu nên có thể tham gia điều hành và chi phối mạnh mẽ đến định hướng hoạt động và phát triển của các công ty. Chính vì vậy, đôi khi các dự án sẽ đánh mất đi sự sáng tạo để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận do VC yêu cầu.
- Xung đột lợi ích: VC có thể gây áp lực buộc các dự án phải rút khỏi khoản đầu tư thay vì tăng trưởng dài hạn. Bên cạnh đó, VC không bị ràng buộc trách nhiệm xây dựng vị thế cạnh tranh của các công ty khởi nghiệp nên họ có thể đầu tư vào các công ty đối thủ.
>>> Xem thêm: Top các sàn giao dịch coin uy tín nhất Việt Nam năm 2022