Advertisement
Sự khác biệt cơ bản nhất giữa hacker mũ trắng và mũ đen là hacker mũ trắng được truy cập vào hệ thống một cách hợp pháp còn hacker mũ đen thì không.
Khi nhắc tới hacker, người ta sẽ nghĩ tới những tội phạm nguy hiểm trên cá không gian mạng. Tuy nhiên, có rất nhiều loại hacker khác nhau, không phải hacker nào cũng làm những việc xấu. Có những hacker làm việc chân chính góp phần xây dựng không gian mạng tốt hơn. Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về hacker mũ trắng và hacker mũ đen, ta cần phải làm rõ khái niệm về hacker.
Hacker là gì?
Hacker là từ chỉ những người có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ kỹ thuật về công nghệ thông tin. Họ có thể tìm ra những lỗ hổng về bảo mật của tổ chức và can thiệp vào những lỗ hổng đó để thực hiện những thay đổi với mục đích tốt hoặc xấu.
Hacker mũ trắng
Hacker mũ trắng được biết đến là những chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng. Họ có kinh nghiệm cũng như chuyên môn cao, nhiệm vụ của họ tìm ra lỗ hổng bảo mật, báo cho các chủ hệ thống và sửa lại lỗi trước khi bị kẻ xấu lợi dụng.
Có thể nói rằng, những hacker mũ trắng là người đứng về phe chính nghĩa và góp phần giúp không gian mạng trở nên tốt và sạch hơn.
Các doanh nghiệp thường nhờ đến những hacker mũ trắng để giúp loại bỏ những nguy hiểm đang có, đồng thời nhằm nâng cao tính bảo mật cho toàn bộ hệ thống.
Hacker mũ đen
Hacker mũ đen là những người chuyên sử dụng những lỗ hổng bảo mật của hệ thống để đánh cắp thông tin và chuộc lợi cho bản thân. Việc làm này có thể gây thất thoát và tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, những người này có thể ăn cắp những thông tin của doanh nghiệp bán cho đối thủ cạnh tranh gây ra những bất lợi và thiệt hại đáng kể.
Dấu hiệu nhận biết hệ thống bị hacker tấn công
Để có thể nhận biết được hệ thống có bị hack không, bạn có thể nhớ một số dấu hiệu cần lưu ý sau đây để có thể có những biện pháp xử lý kịp thời.
Thông báo chương trình cài đặt mới
Nếu bỗng nhiên trên màn hình máy tính hay hệ thống có xuất hiện chương trình mới mà bạn chưa cái xuống bao giờ. Bạn nên nhanh chóng gỡ bỏ và hạn chế quyền truy cập, để đảm bảo bạn có thể nhờ đến các chuyên gia để được hỗ trợ.
Mật khẩu bất ngờ bị thay đổi
Đây là việc làm đầu tiên nếu như hacker truy cập thành công vào hệ thống. Đây là một dấu hiệu chắc chắn hệ thống cũng như thiết bị đã bị tấn công trái phép. Việc của bạn đó là nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia trong ngành.
Tốc độ kết nối chậm
Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy hệ thống đang bị xâm nhập, do không chỉ riêng thiết bị của bạn đang truy cập vào hệ thống mà còn có cả thiết bị của hacker. Điều này khiến cho tốc độ kết nối ngày càng bị chậm hơn.
Cách giúp hệ thống tránh bị hacker tấn công
Để ngăn chặn và phòng chống việc hệ thống bị tấn công, bạn có thể thực hiện một số cách cơ bản để gia tăng tính bảo mật như sau
Không dùng những chương trình, ứng dụng chưa xác minh
Không nên cài đặt những chương trình hoặc ứng dụng không phải bản quyền. Điều này sẽ giúp ngăn chặn nhưng lỗ hổng về bảo mật, ngăn chặn được hacker truy cập vào hệ thống từ những lỗ hổng bảo mật đó.
Không click vào các link lạ
Có rất nhiều hacker cài những con virus và phát tán chúng qua những đường link lạ. Chỉ cần máy chỉ click vào đường link đó, chúng sẽ dễ xâm nhập thông qua đường link đó. Do đó hãy hết sức chú ý không truy cập vào những đường link không rõ nguồn gốc để hạn chế tình trạng không may xảy ra.
Không nhập mật khẩu tùy tiện
Không nên nhập mật khẩu vào những trang web lạ, không có xác minh, không có những ký hiệu “s” sau chữ http. Đây là những website không chính thống và an toàn, bảo mật của các website này vô cùng kém. Các hacker có thể dễ dàng truy cập vào những web này để lấy đi thông tin cũng như mật khẩu của bạn.
>> Xem thêm: Hướng dẫn Đăng ký Coin Ex dễ hiểu nhất