Advertisement
EU đã áp dụng những biện pháp cứng rắn và đưa ra những quy định nghiêm ngặt về tiền điện tử
Việc EU thắt chặt pháp lý về tiền điện tử đã tạo không ít áp lực lên thị trường tiền điện tử nói riêng và ngành đầu tư tài chính nói chung.
Bức tranh pháp lý tiền điện tử tại EU
Thị trường tiền điện tử đã có những bước tiến triển mạnh mẽ tại EU. Hàng loạt ngân hàng truyền thống nổi tiếng đã tham gia vào blockchain. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) còn giữ nguyên lãi suất giúp thị trường tài chính ổn định và phục hồi.
Tuy nhiên, kể từ tháng 02/2022, EU đã thiết lập những biên pháp cứng rắn hơn để kiểm soát sự ổn định của thị trường tiền điện tử và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Matolcsy, thống đốc của Ngân hàng Trung ương Hungary đã ủng hộ lệnh cấm tiền mã hóa ở EU dựa trên cơ sở về thị trường của Trung Quốc và Nga.
Bên cạnh đó, Erik Thedéen, Phó chủ tịch Cơ quan Thị trường và Chứng khoán Châu Âu đã kêu gọi EU cấm đào Bitcoin và khẳng định đây là vấn đề mang tính quốc gia đối với Thụy Điển. Ông đã đưa ra cảnh báo về việc lạm dụng khai thác năng lượng điện dẫn đến các vấn đề ô nhiễm môi trường.
Dự luật MiCA
Sau hai năm thảo luận, các nhà lập pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất thông qua dự luật “Các thị trường trong ngành tài sản tiền mã hóa” (MiCA).
MiCA áp dụng khung pháp lý trong việc sử dụng tiền mã hóa ở EU. Được khởi xướng từ tháng 09/2020, dự luật yêu cầu Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thiết lập các quy tắc thống nhất dành cho các nhà cung cấp và tổ chức phát hành tài sản tiền mã hóa ở EU.
Ban đầu, MiCA bao gồm điều khoản ngăn cấm các đồng tiền mã hóa sử dụng cơ chế đồng thuận gây tác động tiêu cực lên môi trường đến năm 2025. Tuy nhiên, điều đó đã gặp phải sự phản đối gay gắt của công chúng. Nếu yêu cầu này được thông qua, nó sẽ triệt tiêu tiềm năng phát triển của ngành tiền điện tử tại EU, khiến những tổ chức quản lý không thể lưu trữ những đồng coin PoW.
Sau đó, các nhà làm luật đã chấp nhận loại bỏ yêu cầu gây tranh cãi trên khỏi dự thảo của MiCA. Stefan Berger, báo cáo viên của MiCA tại Nghị viện châu Âu vào ngày 01/07 nhấn mạnh rằng phiên bản cuối cùng đã không cấm các đồng coin sử dụng cơ chế PoW.
MiCA Trilog: Durchbruch! Europa ist der erste Kontinent mit einer Krypto-Asset Regulierung. Parlament, Kommission & Rat haben sich auf ausgewogene #MiCA geeinigt. Für mich als Berichterstatter war wichtig, dass es hier keine Verbannung von Technologien wie #PoW gibt /1
— Stefan Berger (@DrStefanBerger) June 30, 2022
Quy định chống rửa tiền và xác minh danh tính
Đầu tháng 04/2022, Nghị viện Châu Âu tiếp tục bỏ phiếu thông qua một khung pháp lý mới nhằm mở rộng các quy định chống rửa tiền (AML) và xác minh danh tính (KYC) sang ngành tiền mã hóa.
Quy định sẽ áp đặt những tiêu chuẩn AML đối với những giao dịch crypto có giá trị từ 1.000 EUR trở lên. Bên cạnh đó, luật cũng yêu cầu xác minh danh tính những người gửi và nhận trong giao dịch tiền điện tử.
Cuối tháng 6/2022, hội đồng Châu Âu đã đạt được thỏa thuận thành lập một cơ quan Chống rửa tiền (AMLA) có quyền giám sát các tổ chức tài chính có rủi ro cao và xuyên biên giới. Điều đó đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ tiền điện tử nằm ngoài vòng kiểm soát, đóng lại những lỗ hổng lớn trong các quy tắc chống rửa tiền của Châu Âu.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tham chiến
Vào ngày 12/07, ECB đã công bố những nghiên cứu của cơ quan về rủi ro cụ thể đối toàn bộ thị trường tiền mã hóa.
Đặc biệt, chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagard tuyên bố ECB sẽ tiếp tục đánh giá các chi phí và lợi ích của việc phát hành CBDC để đảm bảo người dân vẫn sẽ tin dùng tiền pháp định. Với vai trò là cơ quan đầu não thiết lập quy định chung cho MiCA, ECB đã nổ phát súng chính thức đại diện cho toàn bộ EU vào mảng pháp lý tiền điện tử.
Trong báo cáo, ECB nhấn mạnh cần phải đưa ra những biện pháp cứng rắn, phù hợp trong việc tiếp nhận Proof-Of-Stake thay cho Proof-of-work để khắc phục những tổn hại nghiêm trọng mà PoW đang gây ra cho môi trường.
ECB cho rằng các giao thức DeFi thực sự vẫn đang trong trạng thái tập trung và mô hình Ponzi, chứ không phải mang bản chất phi tập trung. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của những nền tảng lending nói riêng và cuộc khủng hoảng thanh khoản trên thị trường nói chung.
Cuối cùng, ECB khẳng định cần phải đưa ra những quy định pháp lý chặt chẽ về stablecoin, đặc biệt là sau vụ việc gây chấn động ngành crypto mà LUNA-UST.
Thị trường tiền điện tử bị ảnh hưởng như thế nào?
Trước những động thái cứng rắn của EU, thị trường tiền điện tử đã chịu những tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ảnh hưởng này chỉ trong ngắn hạn.
Tiền điện tử đã vượt qua nhiều rào cản về pháp lý trong quá trinh hình thành và phát triển, để đạt được sự công nhận rộng rãi của cộng đồng. Trong đó, điển hình là cuộc chiến hơn 10 năm tại thị trường Trung Quốc, tuy nhiên Bitcoin và toàn bộ thị trường vẫn tồn tại, thậm chí ngày càng phát triển vượt bậc.
Bên cạnh đó, EU dường như đang bị thụt lùi về mặt quy định và tiếp nhận so với các khu vực khác như Mỹ và Châu Á. Điều đó góp phần làm giảm thiểu những áo lực lên thị trường tổng thể khi EU thắt chặt pháp lý về tiền điện tử.
Ngoài ra, việc EU thắt chặt pháp lý về tiền điện tử là bước đi cần thiết giúp thanh lọc những dự án kém chất lượng, ngăn chặn rủi ro và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.
Tổng kết
Trước những áp lực mà tiền điện tử đang phải đối mặt từ EU, hy vọng các nhà đầu tư có góc nhìn tổng quan về thị trường để cân nhắc và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và sáng suốt.