Advertisement
Nhiếp ảnh NFT đã bị xếp xuống vị trí thứ yếu kể từ cơn sốt các tác phẩm bằng thuật toán trong năm 2021, nhưng lĩnh vực này vẫn mang lại cơ hội cho các nghệ sĩ.
Kể từ sự bùng nổ năm 2021, NFT đã thể hiện sự hấp dẫn của chúng với các nhà sưu tầm, nhà đầu tư và những người giao dịch.
NFT đặc biệt gây được sự chú ý với thế giới nghệ thuật, nơi mà nguyên tác của một tác phẩm là tất cả. Việc sở hữu phiên bản đích thực, độc nhất của một tác phẩm quý giá hơn nhiều so với một bản sao hoặc tác phẩm nhân bản.
Nhiều người cho rằng các nghệ sĩ sáng tạo và lưu trữ tác phẩm “on-chain” có thể sử dụng công nghệ này như bằng chứng sở hữu của các loại hình nghệ thuật phổ biến.
Nhiếp ảnh cũng là một trong những loại hình nghệ thuật được lợi từ NFT, nhưng nó mang lại giá trị tức thời gì cho người nghệ sĩ và khách hàng?
Làn sóng nghệ sĩ đầu tiên thử nghiệm với công nghệ này đã tiếp cận theo một cách cá nhân và có chọn lọc để thể hiện tài năng mới. Twitter Spaces và Discord là những kênh quan trọng để hỗ trợ tiếp cận cộng đồng trong hệ sinh thái NFT.
Tầm quan trọng của việc kiểm soát tác phẩm
Nhiếp ảnh hiện nay cung cấp một lượng tác phẩm chưa từng có trước đây. NFT là một công cụ để tiếp tục thúc đẩy và dân chủ hóa các tác phẩm này trong khi đưa ra những phương thức mới để tạo lợi nhuận từ các nguồn đó.
Nhiếp ảnh gia Marshall Scheuttle đã nói về cách mà mô hình “trả công theo lượt tiếp cận” hiện tại của Web2 tạo bất lợi cho các nghệ sĩ thế nào. “Cách chúng tôi công bố tác phẩm của mình phần lớn bị kiểm soát bởi các nền tảng hiện tại. Khi không gian này phát triển và lớn dần, việc các nghệ sĩ đóng góp những giải pháp và lựa chọn cho cách chúng tôi có thể tiếp cận khán giả của mình trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu trưng bày tác phẩm là rất quan trọng”, Scheuttle nói.
“Các tác phẩm nghệ thuật ở khắp mọi nơi và việc cố gắng kiểm soát chúng là bất khả thi. Tôi muốn tác phẩm của mình ở nhiều nơi nhất có thể, miễn là tôi có cách để trả công cho mình từ quá trình sáng tạo ra chúng”.
Các nghệ sĩ không được tự do phân phối tác phẩm của mình thông qua những kênh truyền thống để tạo ra phản ứng tích cực nhanh và tức thời.
Công nghệ Blockchain, thông qua NFT, đã cho phép các nghệ sĩ tự điều chỉnh các điều khoản của mình vì bản chất các giao dịch diễn ra công khai khiến cho không gian này minh bạch hơn.
Công nhận quyền sở hữu trí tuệ
NFT mang lại cho các tác phẩm nghệ thuật quyền sở hữu. Điều này hấp dẫn nhiều nghệ sĩ đang cố gắng giành lại toàn quyền sở hữu với tác phẩm của mình và mở rộng nghệ thuật tới khán giả mới.
Tuy nhiên, có một ranh giới mong manh giữa quyền sở hữu và bản quyền.
Phần lớn các thách thức thực hiện bản quyền đến từ các thị trường NFT. Nhiều thị trường trực tuyến giao dịch NFT với phần lớn tuân theo một cơ chế giống với đấu giá ở nhiều mức độ quản trị khác nhau. Tuy nhiên, những nền tảng này hầu như không làm gì để bảo vệ quyền sở hữu và sử dụng tài sản. Trong nhiều trường hợp, những kẻ xấu có thể cướp các bức ảnh và tạo NFT cho chúng.
Không có điều gì đảm bảo rằng mọi người sẽ không làm giả hoặc sử dụng lại tác phẩm của người khác. Cả các cá nhân và doanh nghiệp đã sử dụng các hình ảnh không được ủy quyền trên nền tảng Web2 và không phải chịu hậu quả gì – điều này không phải mới đối với nghệ thuật số.
Ngược lại, sao chép tác phẩm crypto là bất khả thi. Bởi vì dù sao chép một bức ảnh giống y hệt cũng không thể bắt chước được thông tin cấu thành NFT của tác phẩm đó.
Không gian NFT hiện nay thúc đẩy dòng chảy thông tin công khai và công nhận tính nguyên tác của tác phẩm hiện có trên Blockchain. Các nghệ sĩ crypto xác nhận và tạo liên kết NFT tới tác phẩm nguyên bản để sau đó có thể đăng tải lên nhiều thị trường khác nhau, nhắm tới những khách hàng tiềm năng.
Suy nghĩ lại về chiến lược marketing
Bất kỳ ai với máy ảnh và kết nối với Internet đều có cơ hội tạo ra nghệ thuật và kiếm tiền từ nó. Ngày sẽ có càng nhiều tác phẩm chất lượng cao với làn sóng mới các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư tham gia vào không gian này. Các nhiếp ảnh gia sẵn sàng chấp nhận thu nhập cận biên cho tác phẩm của họ sẽ định giá sàn.
Các nghệ sĩ trong hệ sinh thái này phải duy trì sự quan tâm của khán giả để không trở nên lỗi thời. Bằng việc cho phép mọi người trong không gian này có thể đọc được câu chuyện, lắng nghe những ngôn từ và thấu hiểu quá trình, các nghệ sĩ đã tạo ra một sự liên kết cảm xúc quan trọng.
Elise Swopes, một nhiếp ảnh gia và thiết kế đồ họa tự học, người kiếm được 200 nghìn đô trong vòng 10 tháng bằng việc bán tác phẩm của cô bằng NFT, cho biết rằng: “Việc thay đổi phong cách của bạn để làm hài lòng thị trường thiết kế 3D và đồ họa rộng lớn là rất áp lực. Nhưng tôi muốn lưu ý rằng tôi khá đam mê và sáng tạo ra những gì tôi yêu thích thay vì cố gắng theo kịp thị trường”.
Sự tín nhiệm của người nghệ sĩ thúc đẩy giá trong thị trường thứ yếu. Một bức NFT nguyên bản sẽ chỉ có giá trị được gắn với tác phẩm, người nghệ sĩ và cộng đồng.
Có năng khiếu về mặt kỹ thuật sẽ không phải một yếu tố khác biệt quan trọng để xây dựng khán giả, một người sưu tầm tác phẩm NFT biệt danh “6529” cho hay. Những nghệ sĩ muốn nổi bật khỏi số đông sẽ phải tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ.
“Công việc của bạn là tạo ra sự kết nối, tìm thứ gì đó để giao tiếp với khán giả mà yêu thích và trân trọng những gì bạn làm (nhóm công chúng nhỏ cũng không sao, 1000 người là quá đủ cho một sự nghiệp tuyệt vời để bạn có thể làm những gì bạn thích).”
Một ví dụ tuyệt vời cho điều này là câu chuyện của Sultan Gustaf Al Ghozali, một sinh viên khoa học máy tính 22 tuổi tại Semarang, Indonesia. Anh đã chuyển đổi và bán gần 1000 tấm ảnh tự sướng dưới dạng NFT như một cách để nhìn lại quá trình tốt nghiệp của mình. Bộ sưu tập của anh đã tạo ra lượng giao dịch trị giá 397 ETH, tương đương với hơn 1,2 tỷ đô.
Vượt qua các rào cản về công nghệ
Các nghệ sĩ đối mặt với công việc đầy thách thức là chuyển đối bộ sưu tập và hình ảnh cá nhân của họ sang không gian NFT. Quá trình này ban đầu có thể khó khăn đối với những người mới bắt đầu, nhưng những hứa hẹn về một lượng khán giả mới với thu nhập trực tiếp và sự ủng hộ là một động lực mạnh mẽ.
Swopes nói rằng: “Phần thú vị nhất về NFT là không phải đánh đổi tác phẩm số của tôi để in chúng ra. Tôi nghĩ các tác phẩm của mình đẹp nhất trên màn hình”.
Các cơ chế tích hợp tốt hơn sẽ khuyến khích mọi người bắt đầu tham gia nhiều hơn vào nhiếp ảnh NFT và định nghĩa lại việc sáng tạo nghệ thuật. Sự sáng tạo đang liên tục thúc đẩy các giới hạn mà công nghệ có thể đạt được và các nghệ sĩ đang bắt đầu hiểu được những tiềm năng mà NFT mang lại cho nhiếp ảnh.
Sự phát triển tự nhiên của nhiếp ảnh là tận dụng những công cụ mới này và thích nghi với thời đại thay đổi để một thế hệ các nhiếp ảnh gia mới có thể phát triển trên Web3.