Advertisement
Đối với người dân tại các nước bị ảnh hưởng bởi phá giá tiền tệ thì việc đầu tư vào tiền mã hóa là cần thiết. Ngược lại, tại các quốc gia phát triển, việc sở hữu tiền mã hóa không phải là điều quan trọng.
Theo báo cáo Tiền mã hóa Toàn cầu 2022 của Gemini: trong năm 2021, tiền mã hóa đã đạt tới điểm bùng phát, “phát triển từ một nền công nghiệp được mọi người cho là thị trường đầu tư ngách tới một nhóm tài sản vững chắc”.
Cũng theo báo cáo này, 41% người sở hữu tiền mã hóa được khảo sát trên toàn cầu đã mua tiền mã hóa lần đầu tiên vào năm 2021. Trong đó bao gồm hơn một nửa người sở hữu tiền mã hóa tại Brazil với 51%, tại Hồng Kông cũng là 51% và 54% tại Ấn Độ.
Nghiên cứu dựa vào một khảo sát 30.000 người trưởng thành tại 20 quốc gia trên khắp 6 lục địa cũng nhấn mạnh rằng lạm phát và đồng tiền mất giá là những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy việc sử dụng tiền mã hóa, đặc biệt tại các quốc gia mà thị trường này mới xuất hiện.
“Những người thực hiện khảo sát tại các quốc gia mà tiền tệ của họ mất giá hơn 50% so với đồng USD trong 10 năm qua có xu hướng mua tiền mã hóa trong những năm tới nhiều hơn gấp 5 lần những người ở các quốc gia mà sự phá giá tiền tệ thấp hơn 50%”, đây là một kết luận của khảo sát.
Tiền tệ của Brazil – đồng real, đã mất giá trị tới 218% so với đồng USD giữa năm 2011 và 2021 cho thấy sự lạm phát tăng cao. Khảo sát cho biết 45% những người Brazil trả lời khảo sát nói rằng họ sẽ mua tiền mã hóa trong những năm tới.
Tiền tệ của Nam Phi – đồng rand, đã chứng kiện sự phá giá tới 103% trong thập kỷ qua, chỉ đứng thứ hai sau Brazil trong 20 nước được khảo sát. Trong đó, 32% người Nam Phi sẽ mua tiền mã hóa vào năm tới. Quốc gia có sự phá giá hay lạm phát cao nhất là Mexico và Ấn Độ cùng với xu hướng mua tiền mã hóa tương tự.
Ngược lại, tiền tệ tại Hồng Kông và Vương quốc Anh không hề có sự phá giá so với đồng USD trong vòng 10 năm qua. Đồng thời, chỉ 5% và 8% trong số người được khảo sát tại các quốc gia này có hứng thú đối với việc mua tiền mã hóa.
Đối với thực trạng này, Noah Perlman – Giám đốc Điều hành tại Gemini, đã kết luận rằng: “Tại các quốc gia mà có tiền tệ bị mất giá so với đồng đô la, tiền mã hóa được coi là một khoản đầu tư “cần phải có”, còn tại những quốc gia đã phát triển, khoản đầu tư này phần lớn vẫn được coi là “có thì tốt””.
Tiền mã hóa là tiền tệ thay thế
Winston Ma, Nguyên Giám đốc Điều hành và người đứng đầu Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc tại Bắc Mỹ và hiện là trợ giảng tại Trường Đại học Luật New York, đã đưa ra sự phân biệt rõ ràng giữa một tài sản có vai trò phòng ngừa lạm phát và tài sản được coi là tiền tệ thay thế.
Theo ông, tiền mã hóa như Bitcoin (BTC) chưa đạt tới mức được coi là phòng ngừa lạm phát như vàng. Trong năm 2022, chúng có vai trò như cổ phiếu tăng trưởng nhiều hơn. “Bitcoin có mối tương quan chặt chẽ hơn với chỉ số S&P 500 – giống như Ether với NASDAQ – so với vàng, một loại tài sản thường được coi là phòng ngừa lạm phát”, ông cho biết.
Nhưng trường hợp này sẽ khác tại các quốc gia đang phát triển: “Tại các thị trường mới nổi như Brazil, Ấn Độ và Mexico còn đang gặp khó khăn với lạm phát, đây có thể là động lực chính để mọi người mua tiền mã hóa nhiều hơn như “tiền tệ thay thế””.
Justin d’Anethan, Giám đốc Bán hàng tại Amber Group – một công ty tài sản số có trụ sở tại Singapore, nói rằng: “Không thể phủ định rằng từ những ngày đầu cho tới nay, việc sở hữu tiền mã hóa phần lớn diễn ra tại các quốc gia không có sự ổn định về tiền tệ hoặc gặp vấn đề với việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng”.
Nói một cách đơn giản, các nước đang phát triển quan tâm nhiều hơn tới các tiền tệ thay thế hơn so với Tiền pháp định dễ bị mất giá. Ông nói thêm: “Trên cơ sở đồng USD, các dòng chảy lớn hơn vẫn có thể đến từ các tổ chức và các quốc gia phát triển, nhưng số lượng người dùng thực sự có thể sẽ đến từ những nơi như Lebanon, Turkey, Venezuela và Indonesia và các quốc gia khác”.
Nhưng lạm phát cũng chỉ là một trong nhiều yếu tố thúc đẩy việc sở hữu tiền mã hóa. Stein Smith, trợ giảng tại khoa kinh tế và kinh doanh tại trường Đại học Lehman, nói rằng điều này phụ thuộc vào từng quốc gia: “Về cơ bản, các nhà đầu tư và các doanh nhân đang dần nhận ra lợi ích của tiền mã hóa” như một lựa chọn giao dịch “có thể tiếp cận ngay lập tức”, có thể theo dõi và tiết kiệm. Tại các khu vực khác, “lãi về vốn và lợi nhuận của tiền mã hóa” thúc đẩy việc sử dụng.
Monica Singer, người đứng đầu ConsenSys tại Nam Phi, cho biết rằng: “Không chỉ là lạm phát, đây là một vấn đề lớn hơn về việc cho giới trẻ một cuộc sống tốt hơn cha mẹ chúng và không cần phải sợ thất bại hay tuân theo các thị trường và tài sản kế thừa”. Thêm vào đó, “phụ thuộc vào tiền mặt và kiều hối cũng như phụ thuộc vào tài trợ xã hội là một vấn đề lớn tại châu Phi”.
Tương lai của tiền tệ?
Nhìn chung, Brazil và Indonesia là hai nước có lượng người sở hữu tiền mã hóa lớn nhất trong khảo sát. 41% những người được khảo sát tại mỗi quốc gia này đều sở hữu tiền mã hóa. Tuy nhiên, chỉ có 20% người Mỹ được khảo sát nói rằng họ sở hữu tiền mã hóa.
Những người sống trong thị trường bị ảnh hưởng bởi lạm phát có xu hướng coi tiền mã hóa là tương lai của tiền tệ nhiều hơn. Theo như khảo sát này, “Phần lớn những người thực hiện khảo sát tại Mỹ Latinh (59%) và châu Phi (58%), những quốc gia đã trải qua siêu lạm phát trong thời gian dài, nói rằng tiền mã hóa là tương lai của tiền tệ.
Quan điểm này được thể hiện nhiều nhất tại Brazil với 66%, Nigeria với 63%, Indonesia với 61% và Nam Phi với 57%. Những quốc gia không ủng hộ quan điểm này là tại châu Âu và Úc, cụ thể là Đan Mạch với 12%, Na Uy với 15% và Úc với 17%.
Xem thêm: Lý do Đức được coi là quốc gia thân thiện với tiền mã hóa nhất thế giới
Xung đột tại Ukraine có ảnh hưởng tới việc sở hữu tiền mã hóa?
“Chiến tranh Nga – Ukraine đã khiến tiền mã hóa thu hút được sự chú ý của đại chúng”, Stein Smith nói, “đặc biệt là khi chính phủ Ukraine đã kêu gọi được hơn 100 triệu đô tiền quyên góp bằng tiền mã hóa từ khi chiến tranh nổ ra”.
“Trường hợp thực tế này đã thể hiện sức mạnh của tiền phi tập trung. Điều này có tiềm năng thúc đẩy việc sử dụng, thảo luận về chính sáchvà tận dụng tiền mã hóa như một phương tiện giao dịch nhiều hơn trong tương lai”.
Xem thêm: Việc Sử Dụng Và Lạm Dụng Tiền Điện Tử: Cuộc Tranh Cãi Giữa Binance Và Reuters
Nhưng chiến tranh có thể không ảnh hưởng đến mọi quốc gia đang phát triển. “Chiến tranh tại Ukraine không liên quan đến nhu cầu tiền mã hóa tại châu Phi”, Singer nói. Các yếu tố khác có vai trò lớn hơn. “Đúng là lạm phát, nhưng đồng thời cũng là sự thiếu tin tưởng vào chính phủ tại nhiều quốc gia ở châu Phi và sự thật rằng chúng ta có thế hệ trẻ rất nhanh nhạy trong việc sử dụng điện thoại và Internet”.
Mặt khác, Ma cho rằng xung đột tại Ukraine là một trường hợp kiểm chứng cho sức mạnh của tiền mã hóa. “Chiến tranh tại Nga – Ukraine có vai trò như một bài kiểm tra cho tiền mã hóa như một phương thức thanh toán giữa sự bất ổn toàn cầu, đặc biệt là cho những người dân tại các thị trường mới xuất hiện”, ông nói.
Lạm phát cùng sự phá giá tiền tệ đang khiến nhiều khu vực trên thế giới e ngại. Ở những khu vực bị ảnh hưởng, Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác được coi là ứng cử viên tiền tệ thay thế – “tương lai của tiền tệ”. Điều này không đúng đối với các quốc gia đã phát triển, mặc dù điều này có thể thay đổi với quy định rõ ràng hơn và nhiều sự giáo dục hơn. “Dường như các quốc gia phương Tây đang dần nhận thức về lạm phát rõ ràng hơn và những tác động của nó đối với việc giữ tiền mặt”, d’Anethan cho hay.