Advertisement
Vào thứ 4 ngày 16/303,2022 sau khi kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định tăng lãi suất với tỷ lệ là 0,25-0,5%. Động thái này đánh dấu sự kết thúc của chính sách tiền tệ dễ dàng tới tình trạng Lạm Phát tăng vọt trong thời điểm dịch Covid và cuộc chiến Ukraine.
Trong một tuyên bố, Cục Dự trữ Liên Bang cho biết các chỉ số kinh tế và số liệu việc làm đã và đang “tiếp tục được củng cố”, nhưng lưu ý rằng lạm phát vẫn ở mức cao và cuộc xâm lược Ukraine không chỉ “gây ra khó khăn lớn về con người và kinh tế” mà còn “tăng áp lực lạm phát và trở thành gánh nặng của hoạt động kinh tế” ở Mỹ.
Với nhiệm vụ kép gồm tối đa hóa việc làm và kiểm soát giá cả, Cục Dự trữ Liên Bang đã đóng góp một phần không nhỏ khi cắt giảm lãi suất và tạo ra một chương trình kích cầu giúp cho thị trường việc làm và nền kinh tế phục hồi ấn tượng từ mức thấp của đại dịch. Tuy nhiên, giá cả đã tăng 7,9% trong năm tính đến tháng Hai – mức lạm phát cao nhất trong 40 năm qua.
Thông thường giá cả sẽ tăng vào mùa đông, nhưng vào năm 2021, giá khí đốt tự nhiên đã tăng cả năm sau mức thấp nhất do đại dịch gây ra vào năm 2020. Tình trạng khó khăn của chuỗi cung ứng đã dẫn đến tăng giá trong nhiều lĩnh vực bao gồm ô tô đã qua sử dụng, thực phẩm và sản phẩm tiện ích, gây bất lợi cho những người dân Mỹ có thu nhập thấp hơn.
Trong khi đó, thị trường lao động tại Mỹ mặc dù phục hồi nhanh chóng sau cú sốc đóng cửa vào mùa xuân năm 2020 với số lượng người lao động mất việc làm lớn nhất trong lịch sử. Tuy nhiên tính đến tháng Hai, Mỹ vẫn thiếu 2,1 triệu việc làm so với cùng thời điểm năm trước.
Điều này cho thấy, Cục Dự trữ Liên bang vẫn chưa hoàn thành đầy đủ cả hai chỉ tiêu về thị trường việc làm và lạm phát.
FED sẽ làm gì tiếp theo?
Tại một cuộc họp báo, Chủ tịch của FED – Jerome Powell cho biết ngân hàng “nhận thức sâu sắc” rằng họ phải giải quyết lạm phát một cách dứt điểm và nhanh chóng.
Theo dự kiến, Cục Dự trữ Liên bang sẽ có thêm sáu lần tăng lãi suất nữa trong năm nay. Tuy vậy, việc tăng lãi suất quá nhanh có nguy cơ đẩy Mỹ vào suy thoái. Cuộc khảo sát Cục Dự trữ Liên Bang của CNBC dựa trên việc theo dõi ý kiến của các nhà quản lý quỹ, chiến lược gia và nhà kinh tế đã đưa xác suất suy thoái ở Mỹ là 33% trong 12 tháng tới, tăng 10% so với cuộc khảo sát ngày 01/02. Cuộc khảo sát mới nhất cũng cho thấy khả năng xảy ra suy thoái ở châu Âu là 50%.
Với lạm phát gần gấp 4 lần so với lãi suất mục tiêu của FED là 2%, chủ tịch Powell bày tỏ ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất với mục tiêu kiềm chế giá tăng. Nhưng một số nhà kinh tế đặt ra nghi ngờ về mức độ ảnh hưởng của FED đối với một vấn đề phức tạp như vậy.
JW Mason, phó giáo sư kinh tế tại John Jay College, cho biết việc tăng tỷ giá ¼ không có khả năng tác động nhiều đến lạm phát hoặc nền kinh tế rộng lớn hơn. Ông kỳ vọng lạm phát sẽ giảm bớt mà không có sự can thiệp của FED trong năm tới. Phó giáo sư chỉ ra rằng giá ô tô hiện đang là nguồn lạm phát lớn nhất gần đây đã có xu hướng giảm và nhận định rằng các đợt tăng lãi suất nhỏ lẻ không có khả năng gây ra tác động lớn về tổng thể, thay vào đó “một đợt tăng lãi suất đủ lớn sẽ có tác động tiêu cực đáng kể đến hoạt động kinh tế thực tế”.
Theo quan điểm của ông, chính phủ có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề về giá cả trong nền kinh tế rộng lớn hơn, chẳng hạn như giá nhà hoặc hóa đơn khí đốt và điện nước tăng cao. Ngoài ra, chính phủ có thể cân nhắc sử dụng các chính sách như giới hạn giá để kiểm soát cục diện.