Advertisement
Trong một tuyên bố, Bộ Tài chính Anh cho biết chính phủ nước này đã công bố các động thái nới lỏng về tiền mã hóa. Theo đó việc công nhận Stablecoin là phương thức thanh toán hợp lệ tại đây.
Cởi mở hơn với Tiền mã hóa
Stablecoin sẽ được điều chỉnh bằng hệ thống quy định chính thức nằm trong gói các biện pháp nhằm đảm bảo sự tiến bộ về công nghệ của các dịch vụ tài chính tại Anh.
Đây là một phần trong kế hoạch đưa Anh trở thành trung tâm toàn cầu về công nghệ liên quan đến tài sản kỹ thuật số và đầu tư. Các biện pháp khác trong kế hoạch đang được Bộ Tài chính Anh xem xét bao gồm việc tìm cách nâng cao tính cạnh tranh của hệ thống thuế nhằm khuyến khích sự phát triển hơn nữa của thị trường tiền mã hóa.
Ông Rishi Sunak, Bộ trưởng Bộ tài chính Anh cho biết muốn tạo sự tin tưởng cho các doanh nghiệp để đầu tư dài hạn. Các biện pháp đưa ra sẽ đảm bảo các công ty có thể đầu tư, đổi mới và mở rộng quy mô hoạt động tại Anh. Ông còn giao nhiệm vụ cho nhà phát hành coin chính thức của nước này là Royal Mint tạo ra một loại NFT của chính họ vào mùa hè này.
Theo một thông báo vào thứ Hai (ngày 4/4), người đại diện Vương quốc Anh nói rằng họ tin Stablecoin là phương thức thanh toán hiệu quả hơn và sự lựa chọn của người tiêu dùng rộng rãi hơn. Theo đề xuất của chính phủ, các tổ chức phát hành tư nhân sẽ có thể hoạt động với điều kiện đáp ứng các điều kiện nhất định.
Các nước trên toàn thế giới đang theo dõi sát sao thị trường tiền kỹ thuật số vì sự tăng trưởng mạnh và tầm quan trọng về kinh tế của nó.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 4 đã ký một sắc lệnh hành pháp yêu cầu giới chức nước này tìm hiểu và xây dựng chỉ dẫn về các quy định đối với tiền số. Mỹ cũng đã bắt đầu nghiên cứu việc tạo ra một đồng USD kỹ thuật số.
Bên cạnh Mỹ, đã có hơn 100 quốc gia đang nghiên cứu hoặc đã bắt đầu các chương trình thử nghiệm đối với đồng tiền mã hóa do ngân hàng trung ương phát hành.
Chính phủ bị chỉ trích vì đẩy mạnh tiền mã hóa trong giao dịch
Những người đam mê tiền mã hóa sẵn sàng hoan nghênh sự đổi mới này. Tuy nhiên số còn lại của người dân cảm thấy bất tiện khi phải sử dụng hàng ngày, bởi vì họ đã quá quen thuộc với phương thức thanh toán truyền thống.
Đối mặt với Lạm Phát và giá năng lượng leo thang, người dân cáo buộc chính phủ bị “khiếm thính” khi không quan tâm đến các gia đình không mấy khá giả. Họ phải đối mặt trước sự lựa chọn ăn uống hay sưởi ấm cho ngôi nhà của mình. Và chính phủ không mấy để tâm đến vấn đề này mà vẫn tiếp tục phát hành NFT.
Một Nghị sĩ lao động và thành viên của phe đối lập, bà Tuliq Siddiq cho biết các nhà lãnh đạo cấp cao cần một chiến lược rõ ràng để nắm bắt lợi ích công nghệ Blockchain. Nhưng lại coi chính sách mới của Sunak là một “mánh khóe quảng cáo”:
“Dưới thời chính phủ này, các công ty tiền mã hóa có liên hệ mật thiết với nhiều băng nhóm phạm tội để tự do giao dịch. Giờ là lúc cần phải nghiêm túc điều chỉnh lĩnh vực này”.
Bất ngờ hơn khi ngày thứ Hai (4/4), Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, Andrew Bailey, cảnh báo rằng tiền mã hóa là “chiến tuyến” mới trong các vụ lừa đảo tội phạm. Ngay lập tức phải đóng cửa các sàn giao dịch lớn nhỏ và áp đặt các biện pháp trừng phạt.