Advertisement
Market Maker là gì?
Được viết tắt là MM, Market Maker để chỉ những nhà tạo lập ra thị trường, nói theo cách khác là những nhà môi giới. Các MM tham gia trực tiếp vào thị trường với vai trò vừa là người bán và cũng vừa là người mua.
Tuy nhiên vai trò chính của MM là cung cấp các thanh khoản hoặc tạo ra các cơ hội cho mọi người tham gia trên thị trường mua bán số lượng lớn tiền tệ, cổ phiếu, các sản phẩm phái sinh và các công cụ giao dịch khác.
Sự tham gia của Market Maker góp phần duy trì sự linh hoạt và thanh khoản của một loại tài sản, tăng khả năng thực hiện giao dịch và nhờ đó thu hút sự quan tâm của những nhà đầu tư đối với loại tài sản đó.
Các Market Maker thu lợi nhuận như thế nào?
Để dễ hiểu hơn thì trước hết hãy tham khảo các thuật ngữ liên quan dưới đây:
- Bid: Giá mua
- Ask: Giá bán
- Spread: Chênh lệch giá
- Commission: Hoa hồng
- Long-tails assets: là một chiến lược kinh doanh cho phép các công ty thu được lợi nhuận đáng kể bằng cách bán số lượng ít các mặt hàng khó tìm cho nhiều khách hàng, thay vì chỉ bán số lượng lớn các mặt hàng phổ biến.
Hầu như chúng ta đều biết để có thể tạo ra lợi nhuận bất kỳ cũng phải dựa vào sự chênh lệch giá và với Market Maker cũng vậy. Để kiếm được lợi nhuận, các Market Maker hoạt động như các đối tác đối với các giao dịch của khách hàng. Họ kiếm lợi nhuận từ việc đặt chênh lệch giá bid và ask, đồng thời họ cũng thu được lợi nhuận từ các khoản lỗ mà khách hàng của họ phải chịu.
Họ thực hiện các giao dịch đối chọi lại với giao dịch của khách hàng, nghĩa là mua khi khách hàng bán và bán khi họ mua, nhưng Market Makers cũng quản lý rủi ro của họ bằng cách đôi khi nắm giữ lệnh hoàn toàn và giao dịch trực tiếp với khách hàng của họ.
Ví dụ: Một nhà đầu tư mua cổ phiếu trên sàn giao dịch, quan sát thấy giá đặt mua là 99$ nhưng giá bán 101$. Điều này có nghĩa là Nhà môi giới mua cổ phiếu với giá 100$ và họ bán 101$ cho những người mua tiềm năng. Nhìn thì thấy mức chênh lệch thấp nhưng thông qua lượng giao dịch lớn mỗi ngày tạo ra lợi nhuận không hề nhỏ.
Hai điểm khác biệt chính giữa Market Maker và Automated Market Maker trong thị trường điện tử
Trong khi market maker tham gia trực tiếp vào thị trường với vai trò vừa là người bán, vừa là người mua, Automated Market Maker được coi là Công cụ tạo lập thị trường tự động định giá tài sản dựa trên thuật toán.
>> Để biết thêm thông tin chi tiết về AMM, tham khảo ngay bài viết sau đây: AMM là gì?
AMM và MM đều mang đến khả năng thanh khoản cho thị trường, tuy nhiên chúng có sự khác biệt nhất định.
Automated Market Maker (AMM) là giải pháp thanh khoản tốt hơn cho các LTAs (Long-Tails Assets)
Về cơ bản, AMM và Market Maker đều có thể là giải pháp cung cấp thanh khoản cho các tài sản trên thị trường nhưng trong thực tế rất ít các Market Maker chuyên nghiệp chấp nhận việc tạo market cho những LTAs vì một số đặc tính sau:
- Giá cả thị trường dần biến động mạnh
- Khối lượng giao dịch thường thấp và không bền vững
- Mục tiêu của các MM chủ yếu hoạt động vì lợi nhuận, vì vậy việc tạo những thị trường cho các LTAs Market không cung cấp lợi nhuận tiềm năng cao, đồng thời rủi ro cũng nhiều hơn trước với những tài sản phổ biến nên dĩ nhiên LTAs không phải là lựa chọn tối ưu.
- Với AMM, người dùng không cần một Market Maker chuyên nghiệp để tạo thị trường cho token của họ vì chính họ hay bất cứ người dùng nào cũng có thể tạo ra một thị trường cho bất kỳ token nào trên các Permissionless Automated Market Maker. Vì vậy ở thời điểm hiện tại AMM là giải pháp thanh khoản tốt hơn cho các LTAs trong thị trường Crypto.
Xem thêm: NFT Là Gì? Hướng Dẫn Mua Bán Và Tạo NFT Trên Binance
Phí giao dịch
Một điểm quan trọng trong thị trường crypto được tạo ra bởi MM và AMM chính là khoản phí giao dịch. Ở góc độ người dùng, phí giao dịch được tạo ra trên thị trường từ AMM thường sẽ cao hơn khi được tạo ra từ MM. Người dùng sẽ thấy rõ hơn ở biểu phí của sàn giao dịch Binance và Uniswap:
- Mức phí tiêu chuẩn của Uniswap là 0,3% còn của Binance là 0,1%
Điều này xuất phát chủ yếu đến từ rủi ro cho việc cung cấp các thanh khoản cho các thị trường này. Với những thị trường được tạo bởi mô hình AMM, người cung cấp thanh khoản gần như chịu rủi ro nhiều hơn các nhà cung cấp thanh khoản trong các thị trường được tạo bởi Market Maker.
Nếu setup mức phí quá thấp thì incentive cho những nhà cung cấp thanh khoản đến các AMM cũng sẽ thấp, dẫn đến việc những thị trường được tạo ra bởi AMM sẽ không thể thu hút được những nhà cung cấp thanh khoản tiềm năng.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về market maker và sự khác biệt giữa AMM và MM. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận phía dưới, Ecoinomic.io sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong hành trình đầu tư.