Advertisement
Trong hoạt động mua bán cổ phiếu và tiền điện tử luôn có sự tham gia của hai lớp người: Maker và Taker. Những cá nhân này đóng vai trò quan trọng trong những thay đổi trên thị trường.
Maker và Taker là gì?
Thuật ngữ Maker (nhà tạo lập) xuất phát từ khái niệm người tạo lập thị trường. Những cá nhân này là người cung cấp, tạo ra tính thanh khoản cho thị trường. Maker không đặt những lệnh mua hoặc bán thực hiện ngay lập tức. Thay vào đó, một số mốc sẽ được cài đặt và lệnh sẽ tự động khớp khi giá chạm vạch (ví dụ, bán ETH khi giá chạm 2000 USD). Tại một số thị trường, Maker được hưởng mức phí thấp hơn để cung cấp thanh khoản cho thị trường (dưới dạng lệnh giới hạn mua bán).
Taker (người tiếp nhận thị trường) là những người nhận tính thanh khoản. Tức là những người đặt và thực hiện lệnh mua bán ngay lập tức trên thị trường. Ở một số thị trường,khoản phí giao dịch của những người này cao hơn của các Maker. Nói cách khác, Taker là những người lấp đầy những lệnh mà các Maker tạo ra.
Tại sao mô hình Maker và Taker lại được sử dụng
Trong các nền tảng hiện nay, các hoạt động giao dịch diễn ra đều được ghi lại. Điều này giúp người dùng theo dõi khối lượng giao dịch, tình hình thị trường từ đó dự đoán xu hướng. Để tạo ra và tăng tính thanh khoản cho thị trường, mô hình Maker – Taker được các sàn áp dụng.
Những thị trường có tần suất giao dịch cao có thể bị những giao dịch tức thời làm ảnh hướng đến giá và tính thanh khoản. Điều này gây bất lợi cho những nhà đầu tư dài hạn. Chính vì thế, Taker trading (giao dịch nhanh chóng) có thể bị tính cao hơn để bù đắp cho những hạn chế không mong muốn. Ngược lại, Maker trading (giao dịch giới hạn trước) tăng thanh khoản và giúp giá coin ổn định nên được ưu đãi về phí hơn.
Tổng kết
Maker và Taker là hai thành phần góp phần tạo lập và duy trì hoạt động thị trường diễn ra nhịp nhàng và sôi động. Người tạo lập thị trường (Maker) đang tạo ra sức hấp dẫn lớn cho các sàn giao dịch sử dụng mô hình này. Nhờ tính thanh khoản được cung cấp, người tiếp nhận (Taker) thực hiện giao dịch nhanh chóng hơn. Tuy nhiên khoản phí giao dịch phải trả là cao hơn. Hiện nay, các sàn giao dịch đã áp dụng mô hình này gồm có: Binance, Coinbase, Huobi,….