Advertisement
AMM là gì?
AMM (viết tắt của Automated Market Maker) là công cụ tạo lập thị trường tự động. AMM được hiểu như một loại giao thức trao đổi phi tập trung (DEX) dựa trên một công thức toán học để định giá tài sản. Thay vì sử dụng sổ lệnh như một sàn giao dịch truyền thống, tài sản được định giá theo một thuật toán định giá.
Công thức này có thể thay đổi theo từng giao thức. Ví dụ: Uniswap sử dụng công thức x * y = k. Trong đó, x và y là số token dư dự trữ theo cặp, k là hằng số cố định. Điều đó có nghĩa là tổng thanh khoản của nhóm luôn phải giữ nguyên.
Các AMM khác sẽ sử dụng các công thức khác theo từng trường hợp sử dụng cụ thể, tùy thuộc theo mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, điểm giống nhau giữa tất cả công cụ này là chúng đều xác định giá theo thuật toán.
Việc tạo lập thị trường truyền thống phù hợp với các công ty có nguồn lực rộng lớn và chiến lược phức tạp. AMM giúp bạn có được một mức giá tốt và chênh lệch giá mua-bán chặt chẽ trên một sàn giao dịch sổ lệnh như Binance. Các AMM cho phép bất kỳ ai tạo ra thị trường trên blockchain.
AMM hoạt động như thế nào?
AMM hoạt động tương tự như một sàn giao dịch sổ lệnh, trong đó có các cặp giao dịch – ví dụ: ETH/DAI. Để thực hiện một giao dịch, người dùng không nhất thiết phải cần đến bên thứ hai (nhà giao dịch khác), mà chỉ cần tương tác với smart contract.
Chính vì vậy, AMM được coi là giao dịch P2C – peer-to-contract, không phải là giao dịch P2P – peer-to-peer. Giao dịch diễn ra giữa người dùng và hợp đồng và không có sổ lệnh nên cũng không có đối tác và không có loại lệnh nào trên AMM. Thay vào đó, người dùng trên nền tảng AMM giao dịch với một pool token được gọi là Liquidity pool (LP).
Liquidity pool là gì?
LP là một quỹ chia sẻ của các token mà các nhà giao dịch có thể đổi lấy. Bằng việc cung cấp tính thanh khoản cho giao thức, LP thu được lợi nhuận từ phí các giao dịch. Với Uniswap, LP có giá trị tương đương hai token – ví dụ: 50% ETH và 50% DAI vào nhóm ETH/DAI.
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà tạo lập thị trường và phần thưởng sẽ được xác định bởi giao thức. Ví dụ: Uniswap v2 tính phí các nhà giao dịch 0,3% và trực tiếp chuyển đến cho liquidity pool của các nhà cung cấp. Các nền tảng hoặc fork khác có thể tính phí thấp hơn để thu hút nhiều nhà cung cấp hơn.
Do cách thức hoạt động của AMM, càng có nhiều liquidity trong nhóm, thì các lệnh lớn có thể bị Trượt giá ít hơn, càng thu hút nhiều khối lượng vào nền tảng hơn nữa.
Tùy từng AMM khác nhau, vấn đề về trượt giá cũng sẽ khác nhau nhưng đều được xác định bởi tỷ lệ thay đổi giữa các token trong liquidity pool sau khi giao dịch. Nếu tỷ lệ thay đổi theo một biên độ rộng, sẽ có một lượng trượt giá lớn.
Trên thực tế, bạn không thể mua tất cả ETH trong nhóm ETH/DAI trên Uniswap. Bởi vì bbạn sẽ phải trả phí bảo hiểm ngày càng cao theo cấp số nhân cho mỗi ether bổ sung, nhưng vẫn không bao giờ có thể mua tất cả số tiền đó từ bể. Tại sao? Đó là vì công thức x * y = k . Nếu x hoặc y bằng 0, nghĩa là nếu không có ETH hoặc DAI trong nhóm, phương trình sẽ không còn có nghĩa.
Impermanent loss là gì?
Impermanent loss (Tổn thất tạm thời) xảy ra khi tỷ lệ giá của các token đã ký gửi thay đổi sau khi được gửi vào liquidity pool. Sự thay đổi càng lớn thì impermanent loss càng lớn. Đây là lý do tại sao AMM hoạt động tốt nhất với các cặp token có giá trị tương tự, chẳng hạn như stablecoin hoặc token. Nếu tỷ lệ giá giữa cặp token này được duy trì trong một phạm vi nhỏ, impermanent loss sẽ không đáng kể.
Mặt khác, nếu tỷ lệ này thay đổi nhiều, các nhà cung cấp liquidity nên giữ các token hơn là thêm tiền vào liquidity pool. Mặc dù vậy, các bể Uniswap như ETH/DAI vốn nổi tiếng với những khoản impermanent loss nhưng vẫn có lãi nhờ phí giao dịch tích lũy được.
Khi tài sản trở lại giá như ban đầu được ký gửi, thì tổn thất sẽ được giảm nhẹ. Tuy nhiên, nếu rút tiền ở một tỷ lệ giá khác so với khi gửi, thì khoản lỗ sẽ khá đáng kể. Trong một số trường hợp, phí giao dịch có thể giảm thiểu thiệt hại cho điều này, nhưng người dùng vẫn nên xem xét tất cả rủi ro trước khi có bất cứ khoản đầu tư nào.
Đề xuất: Tổng Quan Về Binance? Hướng Dẫn Toàn Tập Đăng Ký Tài Khoản Binance Cho Người Mới
Tổng kết
AMM là một phần chính yếu trong không gian DeFi cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo ra thị trường một cách liền mạch và hiệu quả. Mặc dù có những hạn chế so với sàn giao dịch dùng sổ lệnh, nhưng công cụ này mang lại sự đổi mới cho thị trường crypto.
Các AMM mà chúng ta biết và sử dụng ngày nay như Uniswap, Curve hay PancakeSwap thường có những thiết kế dễ hiểu, nhưng vẫn còn khá hạn chế về tính năng. Trong tương lai, nhiều thiết kế mới cho AMM có thể được tạo ra giúp phí rẻ hơn và thanh khoản tốt hơn cho người dùng.
Xem thêm: Taproot là gì?