Advertisement
Cho đến nay, HTTP là giao thức cốt lõi cho phép kết nối, truyền và nhận dữ liệu thông tin trên hệ thống Internet. Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng HTTP vẫn tồn tại những nhược điểm về tốc độ truyền tải dữ liệu và tính bảo mật.
Để khắc phục những hạn chế trên, IPFS mang đến giải pháp tối ưu trong việc lưu tr0ữ và phân phối dữ liệu trên nền tảng P2P. Vậy IPFS là gì? Vì sao nó cải tiến hơn so với HTTP?
Trong bài viết sau đây, Ecoinomic.io sẽ giúp bạn hiểu được cơ chế hoạt động cũng như những ưu điểm của IPFS.
IPFS là gì?
IPFS (Interplanetary File System) là một hệ thống phân tán ngang hàng cho phép các máy tính trên toàn cầu kết nối, lưu trữ và phân phối dữ liệu theo hình thức P2P.
IPFS được tạo ra bởi Juan Benet và được phát triển bởi Protocol Labs. Mục tiêu của IPFS là tạo ra một mạng máy tính toàn cầu, đảm bảo kết nối riêng tư, an toàn và không cần sự kiểm duyệt của máy chủ trung tâm.
Ngày nay, IPFS được coi là một trong những lựa chọn an toàn nhất để lưu trữ các tài sản kỹ thuật số như NFT.
IPFS hoạt động như thế nào?
Tương tự như cách các blockchain dựa vào các node để xác minh dữ liệu, IPFS được cấu thành từ hàng trăm nghìn node với các máy tính riêng lẻ được kết nối với IPFS để lưu trữ dữ liệu và cung cấp quyền truy cập vào hệ thống thông tin.
Dưới đây là tổng quan về quy trình cập nhật và truy cập dữ liệu trên IPFS:
1. Dữ liệu tải lên trên mạng IPFS sẽ được mã hóa.
2. Hệ thống gán cho dữ liệu một mã định danh duy nhất được gọi là hash hoặc CID (content identifier)
3. Để truy cập vào dữ liệu, người dùng sử dụng CID này và yêu cầu các node có dữ liệu tương ứng cấp quyền truy cập.
4. Các node sẽ gửi dữ liệu và kết nối với máy tốt nhất để tải dữ liệu xuống cho người dùng.
Lợi ích của IPFS
Hạn chế sự phụ thuộc vào máy chủ
Một trong những hạn chế lớn nhất mà các giao thức HTTP gặp phải là tình trạng nghẽn mạng, không thể phản hồi lại yêu cầu của người dùng khi máy chủ gặp vấn đề.
IPFS mang đến giải pháp thay thế tuyệt vời để khắc phục những sự cố trên, nâng cao trải nghiệm của người dùng. Mô hình P2P của IPFS cho phép người dùng truy xuất đồng thời các nội dung khác nhau từ nhiều node với tốc độ kết nối và xử lý thông tin nhanh và không bị chi phối bởi các vấn đề hoặc chất lượng của server.
Mô hình phi tập trung
Các mô hình tập trung lưu trữ dữ liệu trong máy chủ như các công ty Amazon Web Services hoặc Google Cloud có thể chặn người dùng ra khỏi nền tảng và hạn chế quyền truy cập của bạn vào các nội dung nhận định. Bên cạnh đó, dữ liệu bảo mật của người dùng có thể bị hacker khai thác và tấn công.
Tính phi tập trung trong hệ thống IPFS đã khắc phục chế độ quản lý phân cấp, do đó, đảm bảo tính khả dụng của thông tin bất kể bất kỳ hình thức kiểm duyệt nào. Do đó, giảm thiểu khả năng tấn công và nâng cao tính bảo mật của dữ liệu.
Tiết kiệm chi phí
Một trong những ưu điểm của IPFS là loại bỏ các máy chủ Internet và trạm kết nối. Do đó, người cung cấp nội dung và người dùng thông thường có thể tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể.
So sánh IPFS và HTTP
HTTP | IPFS |
Phụ thuộc vào máy chủ | Không phụ thuộc vào máy chủ |
Dữ liệu tập trung vào công ty lớn ( Amazon hoặc Google) | Dữ liệu được phân tán, càng nhiều người tham gia giao thức thì tính phân tán càng cao |
Dễ bị hacker tấn công, thao túng dữ liệu | Bảo mật nâng cao |
Dữ liệu có thể bị bán cho bên thứ ba | Tiết kiệm chi phí cho người cung cấp và người sử dụng dữ liệu |
Tốc độ kết nối, truy cập dữ liệu chậm | Tốc độ truyền dữ liệu nhanh |
IPFS và tương lai của blockchain
Trong khi IPFS sử dụng công nghệ dựa trên Distributed Table Hash trên nền tảng P2P, blockchain dùng công nghệ sổ cái phân tán. Với cùng cấu trúc, IPFS và blockchain có khả năng kết hợp với nhau.
Bên cạnh đó, với khả năng chống kiểm duyệt, IPFS có tiềm năng trở thành nền tảng lưu trữ của nhiều DApp.
Và hơn hết, với tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh và tính bảo mật cao, IPFS sẽ trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái Web 3.0, mang đến giải pháp phòng tránh sự giả mạo và thao túng dữ liệu.
Tổng kết
Với tính bảo mật và sự linh hoạt, IPFS cung cấp giải pháp tối ưu thay thế cho hệ thống internet hiện tại, khắc phục sự cố máy chủ lưu trữ và hạn chế các cuộc tấn công phối hợp.
Hy vọng các nội dung trong bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức chi tiết về IPFS, cách thức hoạt động, tính năng và triển vọng tương lai của giao thức này trong hệ sinh thái blockchain.