Advertisement
Kháng cự là gì?
Kháng cự hay vùng kháng cự hoặc ngưỡng kháng cự là mức giá mà bên bán tăng cường bán, khiến giá không thể tăng cao hơn. Số lượng người bán nhiều hơn số lượng người mua và làm hạn chế đà tăng của giá, khiến giá dừng tăng và quay đầu giảm.
Hỗ trợ là gì?
Hỗ trợ (vùng hỗ trợ/ngưỡng hỗ trợ) là khu vực mà giá sẽ đảo chiều tăng lên và kết thúc xu hướng giảm. Tại vùng giá này, lực mua sẽ nhiều hơn lực bán do các nhà giao dịch kỳ vọng giá sẽ tăng trong tương lai.
Khi nào hỗ trợ trở thành kháng cự và ngược lại?
Trong tương lai khi giá giảm mạnh, vùng hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự và ngược lại, khi giá tăng mạnh vùng kháng cự sẽ trở thành vùng hỗ trợ.
Xem thêm: Mô hình nến búa là gì? Cách giao dịch với mô hình nến búa
Cách xác định vùng kháng cự và vùng hỗ trợ đơn giản nhất
Xác định hỗ trợ và kháng cự bằng đường xu hướng
Giá của một tài sản như cổ phiếu, Bitcoin, XAU… thường vận động theo xu hướng đi lên hoặc đi xuống nên việc sử dụng đường xu hướng để xác định giá mua vào hoặc giá bán ra thông qua ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ là điều vô cùng quan trọng.
Như hình bên dưới trong một xu hướng giảm của cặp LINK/USDT, việc nối các đỉnh giá trong một khoảng thời gian tạo ra một đường trendline (đường xu hướng), ở đó áp lực bán sẽ gia tăng khi giá di chuyển gần đến đường xu hướng. Đây chính là ngưỡng kháng cự tạm thời trong xu hướng giảm.
Trong một xu hướng tăng, nối các điểm có mức giá thấp nhất sẽ tạo thành một đường trendline và hình thành một ngưỡng hỗ trợ. Khi giá giảm đến vùng hỗ trợ, bên bán sẽ giảm áp lực bán và bên mua sẽ gia tăng áp lực mua, làm giá đảo chiều và bật tăng trở lại.
Sử dụng đường trung bình động để xác định hỗ trợ và kháng cự
Ngoài cách sử dụng trendline để xác định vùng kháng cự hỗ trợ, chúng ta cũng có thể sử dụng đường trung bình động MA để tìm điểm hỗ trợ và kháng cự trong ngắn hạn. MA được sử dụng trong khung thời gian ngắn (thường là D1) phù hợp với việc trading. Trong ví dụ bên dưới, khi đường MA9 cắt qua bóng nến và giá nằm dưới đường MA9 tạo nên vùng kháng cự. Ngược lại khi giá nằm trên đường MA9 (giá tăng vượt đường trung bình giá 9 ngày) tạo nên vùng hỗ trợ do lực mua gia tăng và quay trở lại xu hướng tăng.
Sử dụng Fibonacci để xác định hỗ trợ và kháng cự
Fibonacci là một dãy số tỷ lệ vàng rất thích hợp để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Điểm mạnh của phương pháp này là có khả năng dự đoán gần chính xác các điểm đảo chiều có thể xảy ra. Chỉ cần nối hai điểm đỉnh và đáy gần nhất là có thể vẽ được fibonacci thoái lui và dự đoán được xu hướng của giá trong tương lai. Các ngưỡng Fibonacci là các ngưỡng kháng cự hỗ trợ tiềm năng và nhà đầu tư có thể dựa vào đó để xác định giá mua hoặc chốt lời bảo toàn lợi nhuận.
Một số lưu ý khi sử dụng hỗ trợ và kháng cự là gì?
Hỗ trợ và kháng cự đều là các ngưỡng tâm lý khi giao dịch.
Giá không phải lúc nào cũng chạm mức kháng cự và hỗ trợ mà bạn vẽ.
Không cần phải vẽ quá nhiều điểm hỗ trợ và kháng cự vì điều này sẽ làm rối mắt và không xác định được chính xác các khu vực kháng cự và hỗ trợ trong các khung thời gian ngắn.