Advertisement
Trong khi tìm hiểu về xu hướng thị trường, có thể bạn hay thấy những bài viết cập nhật về hoạt động các cá voi đang chuyển tài sản lên sàn, hay đang gom hàng Bitcoin số lượng lớn. Vậy những thông đó được lấy từ nguồn nào? Đó chính là dữ liệu on-chain.
Dữ liệu on-chain là gì? Trong bài viết này, Ecoinomic.io sẽ cùng bạn tìm hiểu về Dữ Liệu On-Chain và tầm quan trọng của nó trong các quyết định đầu tư.
Dữ liệu on-chain là gì?
Dữ liệu on-chain là dữ liệu được lưu trữ trên blockchain bao gồm thông tin của tất cả các giao dịch đã xảy ra trên một mạng blockchain.
Những dữ liệu này được tổng hợp trong hệ thống sổ cái công khai, phi tập trung, cho phép bất kỳ ai cũng có thể xác minh các giao dịch được ghi lại trên blockchain.
Bất cứ khi nào bạn thực hiện một tương tác trên blockchain, hành động đó sẽ được lưu lại và dữ liệu on-chain được tạo ra.
Phân loại dữ liệu on-chain
Dữ liệu về các giao dịch
Dữ liệu về các giao dịch bao gồm địa chỉ ví gửi và nhận token, số lượng token được chuyển đi, bất kỳ khoản phí nào do chủ sở hữu giao dịch trả hoặc số dư ở cả hai địa chỉ ví sau khi giao dịch hoàn tất.
Dữ liệu block
Dữ liệu block hiển thị thời gian mà block được xác thực, khoản phí gas cần trả để xác thực thành công, phần thưởng block được trao cho các thợ đào ̣̣(đối với mỗi giao dịch thợ đào được thưởng một khoản BNB nhất định lấy từ phí giao dịch) và một số thông tin khác về block.
Dữ liệu về hợp đồng thông minh
Các tương tác với Hợp đồng thông minh đều được ghi lại trên blockchain. Ví dụ như thêm thanh khoản, swap token, chuyển token và các hoạt động tương tác khác.
Lợi ích của việc phân tích dữ liệu on-chain
Dữ liệu on-chain bao gồm tất cả các hoạt động trên blockchain đó, vì vậy nếu bạn biết cách khai thác, bạn có thể tìm hiểu các ví đang hoạt động trên blockchain, có bao nhiêu người đã đầu tư vào dự án, và hơn thế nữa.
Phân tích dữ liệu on-chain có thể giúp nhà đầu tư trả lời nhiều câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp và có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường. Cùng Ecoinomic.io tìm hiểu một số ưu điểm khi sử dụng dữ liệu on-chain và ứng dụng của việc phân tích dữ liệu on-chain!
Thông tin tin cậy và chính xác
Mọi hoạt động trên blockchain đều để lại dấu ấn. Vậy nên, dữ liệu on-chain phản ánh đúng sự thật những gì đã diễn ra, cung cấp thông tin chính xác và khách quan nhất.
Với ưu thế sẵn có của blockchain là các giao dịch minh bạch và rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các tội phạm rửa tiền và hackers thông qua crypto đều thất bại. Phân tích dữ liệu on-chain giúp các tổ chức dễ dàng truy vết và thu hồi những khoản tiền điện tử bị đánh cắp, đảm bảo sự an toàn cho người dùng.
Cập nhật nhanh chóng theo thời gian thực
Một ưu điểm khác của dữ liệu on-chain là khả năng ghi nhận thông tin các giao dịch theo thời gian thực, tức là mọi hoạt động trên blockchain đều được cập nhật nhanh chóng ở thời điểm thực hiện giao dịch.
Nhiều người dùng tận dụng lợi thế này để theo dõi hoạt động của các ví cá voi trên thị trường, với mục đích dự báo xu hướng sắp tới. Nguyên nhân là những ví này hold một lượng lớn tiền điện tử với giá trị cao, nên việc họ chuyển tiền lên sàn, hay bắt đầu gom hàng hoặc bán tháo, đều dẫn đến một số tác động lớn có sức mạnh làm thay đổi thị trường.
Là bệ phóng cho các quyết định đầu tư
Trong thị trường tiền điện tử đầy biến động, dữ liệu on-chain đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích hướng đi của thị trường để đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp. Có nhiều cách để khai thác thông tin thị trường từ dữ liệu on-chain.
Trước hết, dữ liệu on-chain cho phép nhìn vào các thông tin cơ bản của token dự án như khối lượng giao dịch token, số lượng người nắm giữ token, và những biến động gần đây về sức mua và sức bán của token. Người dùng có thể tham khảo các dữ liệu on-chain để đánh giá tiềm năng của dự án.
Ngoài ra việc theo dõi các ví của đội ngũ dự án giúp nhìn nhận về dòng tiền, đánh giá dự án có lừa đảo hay không và tránh những rủi ro không đáng có. Nhiều dự án đã xả token từ ví dev để kiếm lợi nhuận, trái với lộ trình của dự án khiến giá token giảm mạnh và không còn giá trị.
Một số khác lừa đảo bằng cách gửi token vào ví nhưng không có thanh khoản và không có khối lượng giao dịch, chỉ mua mà không bán được, nhằm mạo danh các dự án khác và đánh cắp token trong ví của người dùng.
Một ví dụ khác về rủi ro đầu tư, khi một token có tổng cung là 10 triệu token, nhưng 6 triệu trong số đó được sở hữu bởi một ví duy nhất, tương lai của dự án và giá token có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi chỉ một người và phân tích dữ liệu on-chain giúp bạn cân nhắc đến rủi ro đó.
So sánh dữ liệu on-chain và off-chain
Dữ liệu off-chain, còn được gọi là dữ liệu thế giới thực, chẳng hạn như các dữ liệu về thị trường tài chính, các giao dịch không qua blockchain. Ngược lại hoàn toàn với dữ liệu on-chain, dữ liệu off-chain là bất kỳ dữ liệu nào nằm ngoài blockchain.
Giao dịch off-chain không phải trả khoản phí gas như giao dịch on-chain, tuy nhiên sẽ phải chịu phí từ những bên trung gian hoặc không phải trả phí tùy theo thỏa thuận của các bên. Nếu giao dịch on-chain nổi bật với đặc điểm công khai và minh bạch, thì giao dịch off-chain mang tính riêng tư và không công khai, dữ liệu từ các giao dịch này cũng không được lưu giữ trên blockchain.
Các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu on-chain
Blockchain Explorer
Blockchain Explorer là công cụ cơ bản nhất hiển thị tất cả các dữ liệu on-chain, mỗi blockchain đều có explore riêng, ví dụ như EtherScan, BscScan, Tronscan,…
Đây là nguồn dữ liệu on-chain đáng tin cậy, tuy nhiên các tính năng không hỗ trợ phân tích on-chain nâng cao, mà chỉ đơn thuần là cung cấp dữ liệu.
Santiment
Santiment cung cấp dữ liệu on-chain toàn cảnh về thị trường từ năm 2009. Công cụ này hỗ trợ dữ liệu lên đến gần 2000 đồng tiền điện tử và NFT trên 5 blockchain.
Ngoài các dữ liệu on-chain thực tế, Santiment cung cấp những công cụ và biểu đồ phân tích về tâm lý thị trường, xu hướng cộng đồng của các dự án, các hoạt động của cá voi và nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư khi có sự thay đổi về giá.
CryptoQuant
CryptoQuant cung cấp dữ liệu thị trường và dữ liệu on-chain thông qua API, và thường được sử dụng để phân tích dữ liệu On-chain BTC, ETH các stablecoin và một số đồng altcoin.
CryptoQuant cung cấp phân tích dữ liệu on-chain về hoạt động của cá voi, thợ đào, các chỉ số về áp lực mua và bán, xu hướng thị trường, biến động về số lượng tiền điện tử trên các sàn giao dịch như Binance, Huobi.
Một số tính năng khác như mạng xã hội cho phép hiển thị các bài phân tích ngắn của người dùng sử dụng những dữ liệu được cung cấp bởi CryptoQuant.
Glassnode
Glassnode có những tính năng tương tự CryptoQuant, bao gồm API Glassnode cung cấp dữ liệu on-chain trực tiếp, và Studio Glassnode, nơi mà tổng hợp các dữ liệu thành những biểu đồ giúp người dùng khám các chỉ số dữ liệu on-chain.
Nền tảng này cũng cung cấp những bài phân tích thị trường từ đội ngũ Glassnode. Ngoài ra có những bài phân tích chuyên sâu tập trung vào những đổi mới và phát triển tiên tiến trong hệ sinh thái Ethereum và DeFi.
Nansen
Nansen là nền tảng phân tích dữ liệu on-chain sở hữu kho dữ liệu chứa hàng triệu ví được dán nhãn. Các nhãn này giúp người dùng phân loại được ví dựa theo đặc tính như ví chuyên thu thập NFT, ví chuyên dùng để giao dịch, các ví chứa token của dự án,và nhiều thuộc tính ví khác.
Ngoài ra, trên trang tổng quan của Nansen, các ví cũng được gắn với các biểu tượng cảm xúc, là một cách trình bày trực quan về loại ví. Một số công cụ phân tích on-chain nổi bật khác mà bạn có thể tham khảo như: Token Terminal, Messari, IntoTheBlock , Dune Analytics.
Một số lưu ý khi phân tích dữ liệu on-chain
- Trang bị kiến thức và kinh nghiệm: các công cụ phân tích on-chain chỉ đóng vai trò hỗ trợ và cung cấp thông tin, muốn hiểu và sử dụng các công cụ đó một cách hiệu quả, bạn phải trang bị cho mình những kiến thức nền tảng cũng như góc nhìn đa chiều để đánh giá thông tin.
- Cập nhật thông tin thường xuyên: các dữ liệu on-chain diễn ra theo thời gian thực, và các hoạt động trên thị trường thay đổi liên tục nên cập nhật thông tin thường xuyên là chìa khóa để nắm bắt các cơ hội đầu tư một cách nhanh chóng.
- Tổng hợp và đối chiếu nhiều nguồn thông tin: có sự khác biệt về dữ liệu on-chain ở một số nền tảng, do cơ chế thu thập dữ liệu không tốt dẫn đến thông tin sai. Vậy nên để đưa ra được quyết định đầu tư dựa vào dữ liệu on-chain, bạn nên thực hiện phân tích dữ liệu với khối lượng lớn, và từ nhiều nguồn tin cậy để đảm bảo sự chính xác của thông tin.
Kết luận
Dữ liệu on-chain là lựa chọn hàng đầu để cập nhật và nắm bắt xu hướng thị trường, và việc trang bị kiến thức và kĩ năng để khai thác nguồn thông tin này là cần thiết.
Thông qua bài viết này, Ecoinomic.io mong muốn giúp bạn hiểu hơn về dữ liệu on-chain cũng như sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu on-chain để từ đó đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp.