Chiến tranh Nga – Ukraine thu hút thêm sự chú ý của giới đầu tư toàn thế giới trước sự tham gia của tiền điện tử. Vậy tiền số ảnh hướng thế nào đến cuộc chiến, và trước các lệnh trừng phạt đánh thẳng vào kinh tế, thì đâu là nơi trú ẩn cho khối tài sản kếch xù của giới siêu giàu Nga?
Bitcoin và sự xuất hiện mới trong chiến tranh
Được ví như tài sản số sức ảnh hưởng của bitcoin nói riêng, và tiền số nói chung đã vượt ra ngoài không gian mạng và nó càng hiện diện rõ ràng hơn trong chiến tranh Nga – Ukraine khi Tổng thống kêu gọi ủng hộ nhân đạo bằng Crypto.
Kể từ khi Nga phát lệnh tấn công Ukraine hôm 24/2, tính đến 3/3 đã có hơn 102.000 khoản quyên góp tiền điện tử tương đương 54,7 triệu USD được chuyển cho chính phủ Ukraine và Come Back Alive – một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ quân đội.
Bitcoin gia nhập vào phút chót trước giờ súng nổ: Nga phát lệnh chính thức tấn công Ukraine ngày 24/2 trước làn sóng lo ngại, phản đối của các nước phương Tây lớn như Mỹ, Anh, Pháp trước đó căng thẳng quân sự đã leo thang và diễn biến tiêu cực từ tháng 11/2021. Khi cuộc chiến chính thức nổ ra, trước đó hai tuần ngày 8/2 Nga thông báo đã hoàn thành xong thỏa thuận và chính sách để hợp pháp hóa tiền điện tử. Điều này cũng phần nào cho thấy rằng, sự tính toán của chính phủ ông Putin về vai trò của Bitcoin trong cuộc chiến.
Tiền điện tử và các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga
Sau khi nhận được thông tin Nga tấn công quân sự vào Ukraine, hàng loạt nền kinh tế lớn đã có những động thái quyết liệt ban hành các đòn trừng phạt trực tiếp đánh vào kinh tế. Tiêu biểu như:
26/2/2022: Liên minh Châu Âu tuyên bố khai trừ Nga ra khỏi hệ thống tài chính, thanh toán và chuyển tiền quốc tế SWIFT. Đây được coi là đòn trừng phạt rất mạnh giáng thẳng xuống hệ thống tài chính của Nga chặn phần lớn giao dịch và truy cập tài chính quốc tế giữa Nga và thế giới nhằm cô lập nền kinh tế nước này.
28/2/2022: Bộ trường Pháp ra tuyên bố sẽ truy quét và đóng băng tất cả các tài sản xa xỉ có chủ sở hữu là người Nga như: du thuyền, bất động sản, xe sang. Điều này gây ra bất ngờ và chấn động lớn trong giới các ông chủ người Nga tại Pháp, khiến họ bằng mọi cách gấp rút tẩu tán, thanh lý, sang nhượng tài sản để tránh bị mất trắng.
22/2/2022: Mỹ ban hành lệnh trừng phạt, ngăn cấm các tổ chức của Nga sử dụng và tiếp cận đồng USD để giao dịch, thêm vào đó Nga sẽ không thể tiếp cận khoản tiền, quỹ dự trữ bằng đồng usd mà họ đang sở hữu.
24/02.2022: Anh tuyên bố ngừng giao dịch bằng đồng bảng Anh trên hệ thống Các ngân hàng lớn của Nga, và ba ngân hàng khác của Nga là Otkritie, Sovcombank và VEB có hoạt động tại Anh sẽ bị đóng băng toàn bộ tài sản.
Trước hàng loạt động thái nhằm cô lập nền kinh tế và đóng băng tài chính của Nga và các công dân Nga, thì tiền điện tử được coi là lá chắn để vô hiệu hóa lệnh trừng phạt phương Tây khi chìa khóa mấu chốt của các lệnh trừng phạt này đang là hệ thống tài chính và thanh toán điện tử truyền thống đều tập trung tại các ngân hàng trung ương và trực thuộc kiểm soát của chính phủ
Một vài đặc điểm hữu ích khiến crypto giúp được Chính quyền và đất nước ông Putin:
- Tiền điện tử (Bitcoin) là tài sản giảm phát.
- Tiền điện tử đang ngày càng được phổ biến, chấp nhận giao dịch rộng rãi.
- Nhờ công nghệ Blockchain, dù bất cứ nơi đâu, chỉ cần máy tính hoặc điện thoại có thể kết nối Internet, người dùng đều có thể giao dịch tiền mã hóa
- Nhờ nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào, Nga có thể tham gia khai thác tiền số (Vận hành mạng lưới Blockchain) một cách dễ dàng.
- Tiền điện tử không phụ thuộc và chịu sự kiểm soát của bất kì Quốc Gia hay Tổ chức nào
Giới nhà giàu Nga coi tiền điện tử là kênh trú ẩn an toàn:
Sau hàng loạt lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga và những cá nhân có tài sản lớn, giới nhà giàu Nga hiện chỉ có hai lựa chọn:
- Bán thanh lý giảm giá gấp và bất chấp tài sản của mình ở các nước ban hành lệnh trừng phạt để tẩu thoát tài sản.
- Chấp nhận lệnh trừng phạt và đợi động thái chính trị mới
Tuy nhiên hai lựa chọn trên đều khó có thể thực hiện, nhất là khi tình hình chính trị leo thang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và lệnh trừng phạt thường đến đột ngột, nên việc tẩu tán nhằm vớt vát tài sản gần như là không thể, thêm vào đó việc này dễ dàng khiến tài sản bị ép giá và gần như việc lựa chọn một hình thức tiền tệ để lưu trữ lượng tài sản này để tránh bị hao hụt cực kỳ khó khăn, khi mà những đồng ngoại tệ lớn (usd, bảng anh, euro, …) đều đã liên quan đến lệnh trừng phạt và hệ thống ngân hàng và thanh toán quốc tế đã tê liệt với Nga.
Vấn đề bây giờ là họ sẽ phải cất tiền ở đâu (ngoại trừ ngân hàng trung ương Nga) và cất tiền dưới dạng nào để không bị đóng băng hay bốc hơi giá trị. Câu trả lời duy nhất đủ để đáp ứng và tối ưu điều kiện trên là: Tiền điện tử.
Đây được coi là dạng tài sản mới và tiềm năng giúp bảo toàn giá trị theo thời gian.
Dù bị những sàn giao dịch lớn chặn giao dịch tài khoản, tuy nhiên việc đóng băng và xóa tài sản của những cá nhân này là không thể do tính chất của công nghệ Blockchain.
Một vài đặc tính của tiền điện tử như giá trị tăng theo thời gian, không bị ảnh hưởng bởi lạm phát, ngày càng được hợp thức hóa ở nhiều nơi, chuyển và giao dịch giữa các nền tảng ví khác nhau, có thể giao dịch trực tiếp không qua trung gian, …… có giá trị hơn hẳn việc chấp nhận bán rẻ và bị ép giá để chuyển tài sản sang một đồng tiền có nguy cơ bị Lạm Phát và góp phần bẻ cong lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân này.
Cách xử lý này được coi là hữu hiệu và cấp bách nhất, khi theo các nguồn tin uy tín hiện nay tính từ đầu năm tới 5/3/2022, cổ phiếu của những tập đoàn lớn gần như mất hoàn toàn giá trị, Sberbank mất 99,72%, Gazprom mất 93,71%, Lukoil mất 99,2%, Polyus mất 95,58%, Rosneft mất 92,52% không chỉ dừng lại ở đó thiệt hại cuộc chiến gây tài sản của giới tỷ phú Nga hiện bốc hơi 39 tỷ USD mỗi ngày và danh sách đen của lệnh trừng phạt hiện đang dài ra và chưa có dấu hiệu kết thúc.