Advertisement
“Lập trường diều hâu” của Chủ tịch Fed Powell có thể ảnh hưởng đến tiền mã hóa
“Lập trường diều hâu” của Chủ tịch Fed Powell có thể ảnh hưởng đến tiền mã hóa
Những nhà phân tích cho biết về khả năng phục hồi của BTC khá là khó khăn nếu FED vẫn tiếp tục giữ nguyên kế hoạch của mình, kèm với đó là thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến lúc các Lạm Phát được chế ngự và bình ổn trở lại.
“Lập trường diều hâu” chỉ ra rằng ưu tiên hàng đầu của ngân hàng trung ương là giữ cho lạm phát ở mức thấp. Trong giai đoạn như vậy, ngân hàng trung ương sẵn sàng tăng lãi suất để hạn chế cung tiền và do đó làm giảm cầu. Chính sách diều hâu cũng cho thấy chính sách thắt chặt tiền tệ. Việc cắt giảm lãi suất là điều gần như chắc chắn trong một khoảng thời gian như vậy. Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất hoặc ‘thắt chặt’ chính sách tiền tệ, các ngân hàng cũng tăng lãi suất đối với các khoản cho vay để chấm dứt những người đi vay, do đó sẽ hạn chế nhu cầu trong hệ thống tài chính.
Sự phản ánh lớn nhất trong thị trường tiền kỹ thuật số đó chính là Bitcoin (BTC), đồng tiền số này đã có các chuyển biến theo khuynh hướng tích cực ngay sau những quyết định của FED vào tháng 3. Một số các nhà đầu tư đã sẵn sàng sử dụng Bitcoin như một lớp lá chắn để có thể ngăn cản, kìm hãm lại sự lạm phát.
Theo ông Jerome Powell – chủ tịch Cục dự trữ liên bang phát biểu: giá trị của BTC vẫn tăng tới 8% so với hơn một tuần trước đó, chỉ số giao dịch hiện đang ở quanh vùng 43.922,64 USD. Ông Powell còn đề xuất với Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia vào đầu tuần là cần phải đẩy nhanh tiến độ để tiền tệ có trở lại mức trung lập.
Nhìn một cách tổng quan, giá tiền điện tử có thể bị giảm xuống khi bị tác động bởi lập trường diều hâu của FED.
Giám đốc điều hành Forex – Marc Chandler cho biết “tiền kỹ thuật số hoạt động như một sản phẩm rủi ro chứ không phải là một lớp lá chắn để có thể ngăn cản sự bùng phát của vấn đề lạm phát”.
Cuối năm 2021, có thể thấy sự biến động mạnh về giá cả của BTC so với thị trường chứng khoán truyền thống, tỷ lệ giao dịch bị giảm tới gần 30%, trong khi đó tỷ lệ lạm phát lại tăng lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua.
Tuy nhiên sang năm 2022 và 2023, mức lãi suất mà FED hướng tới hiện đang là 2,75%. Việc làm này cho thấy rằng FED đã sẵn sàng vượt qua những gì mà họ cho là trung lập để có thể kiềm chế được lạm phát trong thời gian tới.
Các nhà kinh tế cho rằng công việc chính của ngân hàng trung ương chính là tập trung vào sự phát triển kinh tế đất nước, cũng như tối đa hóa việc làm.
Trong những năm trở lại đây, trọng tâm đã thay đổi khi mà FED “đánh giá thấp” về tốc độ lạm phát. Và cho đến hiện nay, lạm phát đang là vấn đề mà được toàn dân trên thế giới quan tâm, ngay cả khi thông tin này không mang lại tích cực tới thị trường.
Dòng chảy đầu tư của các tổ chức chính thống vào tiền kỹ thuật số ngày càng nhiều, điều này đồng nghĩa với việc sẽ càng có nhiều các mối liên kết với thị trường tài chính truyền thống. Yếu tố này cũng sẽ giúp các giao dịch tiền số tương quan hơn so với thị trường chứng khoán.