Advertisement
Margin và Futures là 2 hình thức giao dịch nâng cao trong thị trường tài chính. Đây là 2 hình thức giao dịch sử dụng đòn bẩy tài chính cao, đòi hỏi kinh nghiệm chuyên sâu của nhà giao dịch.
Đòn bẩy tài chính là con dao 2 lưỡi, nó có thể giúp tài khoản của bạn x nhiều lần nhanh chóng, nhưng cũng có thể “cháy tài khoản” bất cứ lúc nào.
Trong bài viết này, cùng Ecoinomic.io tìm hiểu các giao dịch Futures là gì? Margin là gì? Sự khác nhau giữa Futures và Margin.
Futures là gì?
Ngoài giao dịch Spot (giao dịch cơ bản), Futures là một trong những giao dịch nâng cao được rất nhiều nhà đầu tư yêu thích bởi bạn có thể kiếm lời cả khi coin tăng hoặc giảm.
Hợp đồng tương lai (Futures) cho phép các nhà giao dịch đặt cược vào giá tương lai của các loại tài sản cơ sở – có thể là cổ phiếu, rổ cổ phiếu, vàng, tiền mã hóa (Bitcoin, Eth, BNB,…), hoặc hàng hóa cơ bản như dầu, lương thực, vàng, bạc, niken…. Trong giao dịch Hợp đồng tương lai Crypto, nhà đầu tư có thể lựa chọn lệnh Long đối với 1 đồng tiền mã hóa cụ thể để mua đồng đó vào ngày xác định trong tương lai.
Ngược lại, sẽ có nhà đầu tư khác tin rằng giá xuống, khi đó, họ đặt lệnh Short, tức là lệnh bán khống – dù hiện tại họ không có lượng tiền số đó, nhưng vào ngày xác định trong tương lai khi hợp đồng thanh lý họ sẽ phải mua coin với giá thị trường để bán cho người đặt lệnh Long.
Bản chất Futures là một trò chơi Zero Sum Game: Khi giá tăng, người đặt lệnh Long có lời, người đặt lệnh Short thua lỗ. Khi giá giảm, người đặt lệnh Short có lời, người đặt lệnh Long thua lỗ. Tiền không tự dưng sinh ra và mất đi, nó chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác.
Hợp đồng Futures Bitcoin hiện là loại hợp đồng tương lai tiền điện tử phổ biến nhất.
Ưu điểm giao dịch Futures
- Khi giao dịch hợp đồng tương lai, sử dụng chiến lược đầu tư hợp lý có thể giúp cho bạn kiếm được lợi nhuận cho dù thị trường có lên hoặc xuống.
- Với việc sử dụng đòn bẩy, các nhà giao dịch khi sử dụng Futures có thể gia tăng khoản lợi nhuận của mình gấp nhiều lần.
- Nhiều nhà giao dịch sử dụng giao dịch hợp đồng tương lai như một sự bảo hiểm (hedging) chống lại thị trường, điều này làm cho nó được tin dùng bởi nhiều nhà đầu tư cho bất kỳ danh mục đầu tư nào.
Nhược điểm giao dịch Futures
- Những sự thay đổi bất thường trong tương lai có thể là may mắn nhưng cũng là một sự đe dọa đến tài sản của bạn.
- Đối với những nhà đầu tư mới nếu sử dụng đòn bẩy khi giao dịch hợp đồng tương lai sẽ dẫn đến khoản lỗ đáng kể thậm chí là cháy tài khoản.
Margin là gì?
Bên cạnh giao dịch Futures, nhiều nhà đầu tư trên thị trường tiền điện tử cũng rất hay sử dụng giao dịch Margin như là một cách để gia tăng hiệu quả sinh lời.
Giao dịch Margin cho phép các nhà đầu tư vay tiền từ sàn giao dịch tiền điện tử và sử dụng nó để thực hiện giao dịch. Điều này cho phép nhà đầu tư có thể sử dụng một lượng tiền lớn hơn nhiều lần so với số vốn bỏ ra. Điều này cho phép nhà đầu tư có thể gia tăng hiệu quả sinh lời.
Trong trường hợp nếu đầu tư của bạn bị thua lỗ khi giao dịch Margin, bạn cần lưu ý tới là giá thanh lý. Nếu mức lỗ vượt quá mức giá thanh lý so với điểm vào lệnh, sàn giao dịch sẽ tự động thực hiện lệnh thanh lý. Điều này được thực hiện để các nhà giao dịch chỉ mất tiền của chính họ chứ không phải số tiền các sàn đã cho họ vay.
Ưu điểm giao dịch Margin:
- Gia tăng lợi nhuận, sức mua tăng lên giúp bạn có cơ hội mua nhiều tiền điện tử hơn so với mức bạn có thể mua được. Bạn càng sở hữu nhiều đồng tiền điện tử, lợi nhuận tiềm năng của bạn càng lớn nếu chúng thay đổi theo đúng kì vọng của bạn.
- Đa dạng hóa nguồn thu nhập, khi bạn sử dụng Margin nó sẽ cho phép bạn có thể mua nhiều loại tiền điện tử, khi bạn không chắc chắn 100% vào 1 loại tiền điện tử cố định giờ đây với số tiền lớn bạn có thể đa dạng khoản đầu tư để giảm thiểu rủi ro.
- Linh hoạt khi thanh toán, số tiền bạn đã vay không vượt quá các yêu cầu duy trì ký quỹ được chỉ định và bạn có thể hoàn trả khoản vay của mình một cách dễ dàng trước thời gian đã định.
Nhược điểm giao dịch Margin:
- Nguy cơ mất nhiều tiền hơn, khi sử dụng Margin có thể giúp bạn có cơ hội đạt được nhiều lợi nhuận hơn, nó cũng dẫn đến nguy cơ của việc mất nhiều tiền hơn so với giao dịch thông thường.
- Chi phí phát sinh, bởi vì là vay tiền từ các sàn giao dịch để đầu tư nên bạn cũng sẽ phải chị thêm một khoản phí nhỏ nữa gọi là lãi xuất vay nợ. Nó hoạt động giống với cơ chế vay nợ của ngân hàng nhưng lãi xuất cao hơn bởi vậy nếu tình trạng này kéo dài nó sẽ tiêu tốn của bạn chi phí cao.
- Căng thẳng, giao dịch tiền điện tử cần sự tập trung cao. Đặc biệt trong giao dịch Margin, khi bạn vay tài sản từ bên thứ ba (sàn giao dịch), bạn sẽ phải tạo ra lợi nhuận cao và nhanh chóng nếu không muốn chịu lãi xuất vay trong thơi gian dài.
Giao dịch Isolated Margin và Cross Margin
Hiện nay nền tảng giao dịch Margin và giao dịch Futures trên nhiều sàn giao dịch lớn như là: Binance, Bybit, Coinex,.. đã có hỗ trợ Isolated Margin và Cross Margin. Đây cũng là 2 hình thức giao dịch phổ biến trong thị trường tiền điện tử. Trước khi quyết định đầu tư, ở mục này chúng tôi sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về Isolated Margin và Cross Margin, cũng như sự khác nhau giữa chúng, để giảm thiểu rủi ro cho những nhà đầu tư.
Cross margin:
- Cross Margin là chế độ sử dụng toàn bộ số dư trong tài khoản margin/futures để kí quỹ cho 1 lệnh hoặc 1 cặp giao dịch bất kì.
- Ví dụ về Cross Margin: Bạn nạp 2.000 USDT vào tài khoản Futures/margin của mình. Với cặp giao dịch BNB/USDT, bạn vào lệnh 200 USDT với vị thế Long và đòn bẩy x2. Giả sử giá BNB chia đôi, thay vì thanh lý lệnh 200 USDT đó, sàn sẽ tự động khấu trừ vào tổng số dư tài khoản còn lại của bạn là 1800 USDT để duy trì vị thế cho lệnh.
Isolated Margin:
- Isolated Margin lượng Margin trong tài khoản Futures/Margin của vị thế sẽ được giới hạn trong 1 cặp giao dịch/lệnh đầu tư nhất định. Hiểu một cách đơn giản người dùng Isolated sẽ chỉ phải mất tối đa số la số tiền ký quỹ của bạn và chỉ được bảo toàn số tiền có lại ở trong tài khoản. Có thể thấy rõ ràng Isolated là hình thức đầu tư có mức rủi ro thấp hơn so với Cross. Isolated giúp bạn phân bổ tài sản cho các vị thế Short / Long, tránh sự mơ hồ giữa các vị thế và “tách biệt” quỹ khỏi các vị thế mở khác nhau. Điều này giúp giảm rủi ro trong trường hợp những vị thế mở của bạn đi ngược với thị trường. Qua đó giúp bạn có thể quản lý rủi ro tổng thể một cách tốt hơn.
- Ví dụ về Isolated Margin: Quay trở lại ví dụ về 2000 USDT của bạn ở trên. Nếu bạn đặt lệnh 200 USDT và giá xuống mức thanh lý, sàn sẽ tự động đóng lệnh, không ảnh hưởng đến số 1800 USDT còn lại của bạn.
Nhận xét chung:
- Nếu bạn là một trader mới thì bạn nên chọn Isolated Margin khi giao dịch. Bởi vì nó có mức độ rủi ro thấp hơn so với Cross Margin, điều này giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý rủi ro. Ngoài ra nếu bạn là người thích “cờ bạc” và thích sử dụng đòn bẩy x125 trong thị trường Futures thì cũng cần ghi nhớ điều này.
- Nếu bạn là người đã có kinh nghiệm trong giao dịch tiền điện tử, thì Cross Margin sẽ phù hợp cho bạn nếu bạn là người muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Vì Cross margin sẽ sử dụng toàn bộ số dư trong ví margin của bạn, nên bạn lưu ý khi sử dụng đòn bẩy quá cao.
So sánh Margin và Futures
Điểm giống nhau giữa Margin và Futures.
Cả 2 giao dịch Margin và Futures đều có thể sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm tạo ra lợi nhuận gấp nhiều lần so với giao dịch thông thường
- Lợi nhuận hai chiều khi thị trường tăng hoặc giảm. Bạn có thể gia tăng đáng kể lợi nhuận nếu đưa ra dự đoán đúng với xu hướng của thị trường.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn với số vốn nhỏ.
- Rủi ro cao khi bạn sử dụng đòn bẩy càng cao, càng dễ bị thanh lý tài sản.
- Dễ bị “cá voi” thao túng giá, khiến tài khoản bị thanh lý nhanh chóng.
Sự khác nhau giữa Margin và Futures
Margin | Futures | |
Hệ số đòn bẩy | Với mỗi Coin sẽ có một mức đòn bẩy nhất định.
Đòn bẩy vừa phải Ví dụ: sàn Binance cho đòn bẩy x10 |
Thay đổi mức đòn bẩy trong mức giới hạn.
Đòn bẩy rất cao Ví dụ: sàn Binance cho đòn bẩy x125 lần |
Thị trường | Thị trường thực tế.
Sự biến động dựa trên thị trường giao ngay |
Thị trường phái sinh.
Sự biến động được mô phỏng dựa trên thị trường Spot, nhưng với mức chênh lệch lớn. Dữ liệu được tính toán dựa trên hợp đồng tương lai của người mua và người bán. |
Chi phí | Phát sinh chi phí hàng ngày do lãi xuất vay | Tránh chi phí phát sinh. Đây là một lợi thế với những Holder dài hạn |
Mức độ rủi ro | Ít rủi ro hơn Futures | Rủi ro cao hơn Margin |
Tổng kết.
Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản về Giao dịch Margin và Futures cũng như điểm giống và khác nhau giữa chúng. Trong những bài viết tới Ecoinomic.io sẽ hướng dẫn bạn chuyên sâu hơn về Margin và Futures. Bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết cách giao dịch trên các sàn khác nhau.
Xem thêm: Hướng dẫn giao dịch Binance Futures và Binance Margin 2022