Advertisement
FOMO là gì? FUD là gì? Tác hại và biểu hiện của hội chứng FUD & FOMO là gì? Trong bài viết này Ecoinomic.io sẽ đưa ra 4 cách để vượt qua những hội chứng này.
FOMO là gì?
FOMO là viết tắt của “Fear Of Missing Out” không chỉ là cảm giác hoặc nhận thức rằng có những điều tốt hơn mà bạn có thể làm vào lúc này, mà còn là cảm giác bạn đang bỏ lỡ một điều gì đó quan trọng mà những người khác đang trải qua ngay bây giờ.
Trong đầu tư khi nhắc đến FOMO là gì? Mọi người thường hiểu đó là nỗi sợ hãi về việc bỏ lỡ một cơ hội hội đầu tư khi những người khác đang kiếm được lợi nhuận từ hành động đó. Khái niệm FOMO là nguyên nhân kiến nhiều nhà đầu tư đưa ra những quyết định sai lầm.
Trên thị trường tài chính, có thể nhìn thấy hiện tượng FOMO qua việc nhiều nhà đầu tư cảm thấy hối tiếc sau khi bỏ lỡ một đợt tăng giá lớn trên thị trường. Điều này đã thôi thúc sự bốc đồng trong tâm lý họ để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào, hệ quả là những quyết điện hấp tấp và thiếu suy nghĩ trong đầu tư.
FUD là gì?
FUD là viết tắt của “Fear, uncertainty and doubt” là một hiệu ứng tâm lý tác động đến nhận thức của thị trường qua những luồng thông tin hoặc ý kiến bất lợi.
Hiệu ứng này được hình thành trong kinh doanh, khi 2 công ty đang cạnh tranh họ sẽ sử dụng chiến lược để tác động đến nhận thức người dùng thị trường bằng cách phổ biến thông tin tiêu cực, không rõ ràng hoặc sai lệch nhằm làm giảm uy tin của đối thủ.
FUD được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như là kinh doanh, marketing, chính trị, tài chính, tiền điện tử,…
FOMO trong crypto?
Cũng như trong đầu tư tài chính, “sợ bị bỏ lỡ” là nguyên nhân chính khiến cho nhiều nhà đầu tư trên thị trường crypto đưa ra những quyết định theo cảm tính khi họ luôn sợ rằng mình sẽ bỏ lỡ cơ hội sinh lời, nếu không mua ngay lúc này, bởi không ai muốn bị coi là “người tối cổ”, “lạc hậu” hoặc “kẻ đứng ngoài cuộc chơi” khi thị trường đang có xu hướng “uptrend”, những nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư vào đồng coin bất kể giá hiện tại là bao nhiêu.
FOMO thúc đẩy bạn đầu tư vào một đồng tiền điện tử với kỳ vọng lợi nhuận rất cao và không đặt ra điểm dừng. Khi lợi nhuận đồng tiền đó tăng nhà đầu tư sẽ không xác định được thời điểm chốt lời hoặc chờ đợi vì sợ có thể sẽ bỏ lỡ thời điểm tăng giá lớn hơn. Điều này là nguyên nhân khiến cho nhiều người mua ở mức giá đỉnh hoặc giữ đồng coin khi giá của nó tụt xuống đáy.
Trong thị trường tiền điện tử, cảm xúc chính là nguyên nhân chính thúc đẩy nhu cầu cầu giao dịch thay vì những phân tích logic, vì vậy có thể coi FOMO là một yếu tố chính tác động đến quyết định giao dịch tiền điện tử. Dưới đây là ví dụ để bạn hiểu rõ hơn về FOMO là gì trong trị trường crypto.
Ví dụ về FOMO:
Bạn đang ngồi lướt telegram hoặc các trang tin tức về crypto. Bỗng nhiên, bạn nhận thấy nhiều luồng thông tin và các group đang bàn tán về MarkerDao là một tổ chức P2P dựa trên Ethereum cho phép người dùng cho vay và vay tiền mã hóa, đại ý rằng đồng coin của Ethereum (ETH) sẽ tăng mạnh.
Lúc này bạn bắt đầu tra cứu giá của đồng ETH và đúng là giá của nó đang tăng rất mạnh tại thời điểm đó. Suy nghĩ trong đầu lúc đó của bạn là nếu không mua bây giờ thì mình sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi nhuận lớn.
Dẫn đến việc bạn quyết định mua ETH bất chấp giá của nó có tăng mạnh (thậm chí đu đỉnh). Có thể nói rằng bạn đã bị FOMO.
FUD trong crypto?
Trong thị trường crypto, FUD cũng đề cập đến sự sợ hãi và không chắc chắn là nguyên nhân khiến giá trị của những đồng tiền điện tử giảm. Nó không dựa trên các nguyên tắc cơ bản hoặc biểu đồ, mà dựa trên những thông tin hoặc tin tức xấu được lan truyền trên mạng.
Trong số đó nhiều thông tin không được chứng minh rõ ràng hoặc thậm chí là tin giả. Mục đích là lan truyễn sự sợ hãi, không chắc chắn đánh vào tâm lý của những nhà đầu tư mới gây ảnh hưởng tới quyết định của họ.
Ví dụ về FUD:
Là một nhà đầu tư mới khi bạn mua đồng ACH và chờ giá tăng để bán, vài ngày sau bỗng có tin đồng ACH bị gỡ khỏi sàn giao dịch, với tâm lý hoang mang và bán hết đồng ACH đi với giá thị trường và rất nhiều nhà đầu tư mới cũng trong tâm lý như vậy khiến cho giá ACH giảm mạnh và họ đã phải chịu lỗ một số tiền lớn. Đây là ảnh hưởng tâm lý bởi FUD.
Hậu quả của FUD và FOMO là gì?
Những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường hoặc thiếu kinh nghiệm sẽ dễ dàng bị dẫn dắt bởi cảm xúc, hệ quả là sau mỗi đợt FOMO hoặc FUD tài sản của họ sẽ giảm dần.
Hơn nữa sau nhiều lần như vậy những nhà đầu tư sẽ không còn tin vào những nhận định của bản thân. Và một khi nhà đầu tư không tin tưởng vào nhận định của họ khả năng họ bị cháy tài khoản là rất cao.
Ai là người gây ra FOMO và FUD?
FOMO và FUD là những công cụ lợi hại được các tổ chức, hoặc những “cá voi” “cá mập” trên thị trường tiền điện tử sử dụng để phục vụ cho những lợi ích riêng.
Khi sử dụng FOMO và FUD các tổ chức này sẽ sử dụng các kênh truyền thông lớn để đưa ra những thông tin theo mong muốn của họ, hệ quả là gây ra những ảnh hưởng tâm lý đến nhiều nhà đầu tư:
- FOMO được sử dụng giống như mông công cụ nhằm mục đích để đẩy giá lên cao sau đó chốt lời với số lượng lớn.
- FUD được sử dụng với mục đích là dìm giá của của đồng coin, mục đích của họ là để gom hàng số lượng lớn với giá thấp, sau đó sẽ sử dụng FOMO để có thể đẩy giá lên.
Lừa đảo bằng cách tạo hiệu ứng FUD và FOMO là gì?
Như đã để cập ở phần trên những tổ chức tung những tin FOMO hoặc FUD để phục vụ cho lợi ích riêng, khiến cho những người mới tham gia vào thị trường vô cùng hoang mang về tinh thần dẫn đến những hành động sai lầm như là mua bán dựa trên cảm xúc.
Sau đó, những người hoặc tổ chức tạo FOMO và FUD sẽ thực hiện ngược lại, khi họ mua vào hoặc bán ra với số lượng lớn đồng coin của họ, Khiến cho rất nhiều nhà đầu tư rơi vào trạng thái bị “đu đỉnh”.
Những biểu hiện khi mắc hội chứng FUD và FOMO là gì?
Qua những hậu quả ở phía trên bạn sẽ tự hỏi những dấu hiệu của FUD và FOMO là gì? Liệu mình có mắc phải chúng không? Sau đây chúng tôi sẽ nêu ra 4 dấu hiệu điển hình của của những người đang bị ảnh hưởng bởi FOMO và FUD:
- Nôn nóng trong đầu tư.
- Không có kế hoạch rõ ràng trước khi giao dịch.
- Giao dịch dựa vào những tin tức nhưng không có sự chọn lọc thông tin và cập nhật của đủ nhanh
- Dễ bị lung lay nhận định khi phân tích kỹ thuật còn chưa cứng.
4 cách vượt qua FOMO và FUD khi đầu tư.
Nếu bạn đã có những biểu hiện bên trên, xin hãy bình tĩnh Ecoinomic.io sẽ đưa ra 4 cách để tránh bị FOMO và FUD:
- Cập nhật kiến thức về thị trường thật vững chắc để bạn có thêm sự tự tin khi đầu tư và kiên định về nhận định của mình để không bị ảnh hưởng bởi FOMO và FUD.
- Trước khi đầu tư luôn phải có kế hoạch kỹ lưỡng. Bạn sẽ cần phải đặt ra điểm take profit (chốt lời) và stop loss (cắt lỗ) tuân thủ theo chúng sẽ giúp cho bạn quản trị được rủi ro.
- Phải thật bình tĩnh khi đầu tư, tuân thủ theo kế hoạch. Tuyệt đối không được để cảm xúc chi phối khi đầu tư. quan sát thị trường để hiểu rõ hơn.
- Hạn chế giao dịch chỉ theo tin tức sự kiện, nếu có tham khảo thì phải theo dõi nó từ thời điểm sớm và chọn lọc chúng.
Bạn cần biết rằng FOMO và FUD có thể xảy ra với bất cứ ai kể cả những nhà đầu tư lâu năm, tuy nhiên nếu bạn nắm vững được 4 cách trên Ecoinomic.io chắc chắn bạn sẽ có một tâm lý vững vàng với nhận định của mình và đặc biệt tránh được việc bị FOMO và FUD.
Để có thể giảm thiểu rủi ro trong đầu tư bạn có thể đọc thêm bài viết: Quản trị rủi ro là gì? Ứng dụng của quản trị rủi ro trong crypto
Lời kết.
Ecoinomic.io hy vọng bài viết: FOMO là gì? FUD là gì? 4 cách vượt qua FOMO và FUD khi đầu tư. đã giúp bạn hiểu rõ hơn về FOMO là gì? FUD là gì? sự quy hiểm của chúng và cách vượt qua FOMO và FUD khi đầu tư. Hãy nhỡ kỹ phải thật bình tĩnh khi đầu tư, tuân thủ theo kế hoạch và tuyệt đối không được để cảm xúc chi phối khi đầu tư.