Advertisement
Vậy lý thuyết dow là gì? Các nguyên lý cơ bản của lý thuyết dow là gì? Ứng dụng trong giao dich như thế nào?
Giới thiệu
Nếu bạn muốn hiểu thật rõ và nắm chắc về phân tích kỹ thuật trong đầu từ tiền điện tử hay trade Coin thì lý thuyết dow chính là điều bạn cần học đầu tiên. Lý thuyết dow là nền tảng của phân tích kỹ thuật hiện tại trong thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền điện tử, coin nói riêng, cho dù bạn học bất kì trường phái phân tích kỹ thuật nào thì cũng phải hiểu rõ các nguyên lý cơ bản của lý thuyết dow trước tiên.
Vậy lý thuyết dow là gì? Các nguyên lý cơ bản của lý thuyết dow là gì? Ứng dụng trong giao dich như thế nào?
Lý thuyết Dow là gì?
Lý Thuyết Dow được phát triển bởi Charles H. Dow – Người sáng lập ra Wall Street Journal và nhà đồng sáng lập của Dow Jones & Company. Là một phần của công ty, ông đã giúp tạo ra chỉ số chứng khoán đầu tiên, được gọi là Chỉ số Vận tải Dow Jones (DJT), theo sau là chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJIA).
Các nguyên lý cơ bản của lý thuyết dow thể hiện niềm tin của Dow về cách phản ứng của thị trường chứng khoán cũng như cách thức đo lường sức khỏe thị trường tài chính để tìm kiếm lợi nhuận.
Dow tin rằng thị trường chứng khoán nói chung là thước đo đáng tin cận cho điều kiện tổng thể của 1 nền kinh tế. Và bằng cách phân tích tổng thể người ta có thể đánh giá chính xác các điều kiện đó cũng như xác định hướng xu hướng chính của thị trường và hướng phát triển của từng cổ phiếu riêng lẻ.
Toàn bộ lý thuyết phân tích kỹ thuật từ trước cho tới nay đều bắt nguồn từ lý thuyết Dow. Vì thế, nếu muốn hiểu rõ phân tích kỹ thuật trong đầu tư coin cũng như trade coin bạn cần phải biết các nguyên lý cơ bản của thuyết Dow.
Xem thêm: Phương pháp Wyckoff là gì? 3 quy luật của phương pháp Wyckoff
Các nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ
Thị trường phản ánh tất cả các yếu tố có ảnh hưởng chung đến cung cầu, bao gồm những thông tin như lạm phát, dữ liệu lãi suất, báo cáo tài chính,… từ quá khứ cho tới hiện tại cũng như cảm xúc của nhà đầu tư, tất cả đều có thể gây ảnh hưởng tới thị trường và được phản ánh vào giá trên thị trường.
Mặc dù không thể dự đoán được những sự kiện như động đất hay thiên tai, nhưng thị trường lại có thể phản ánh những sự cố này bằng cách tác động gần như là lập tức đến giá cả.
Ví dụ, nếu một công ty được dự kiến sẽ phát hành báo cáo tài chính cho thấy kết quả kinh doanh tốt hơn, thị trường sẽ phản ánh điều này trước khi nó xảy ra.
Nhu cầu đối với cổ phiếu của họ sẽ tăng trước khi báo cáo được phát hành, và sau đó giá có thể không thay đổi nhiều khi báo cáo cuối cùng được phát hành. Cũng có một số trường hợp giá cổ phiếu của một công ty có thể giảm ngay sau khi tin tức tốt được đưa ra, vì nó không tốt như kỳ vọng.
Cần lưu ý, thông tin không giúp nhà giao dịch hoặc chính bản thân thị trường biết được tất cả mọi thứ, mà chỉ dùng để dự đoán các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Tất cả các yếu tố đã xảy ra, sắp xảy ra và có thể xảy ra sẽ được phản ánh vào giá thị trường. Khi mọi thứ thay đổi, thị trường buộc phải điều chỉnh cùng với giá cả để phản ánh theo những thông tin thay đổi đó.
Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ thực tế không phải là điều mới mẻ với các Trader, việc này luôn được sử dụng trong lĩnh vực tài chính, rất nhiều trader chỉ cần nhìn vào biến động giá mà không cần nhìn vào các yếu tố khác cũng có thể xác định được xu hướng của thị trường.
Nguyên lý này trong lý thuyết Dow cũng được liên kết chặt chẽ với Giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) của Eugene Fama. Tuy nhiên, lý thuyết Dow khác biệt ở chỗ nó được sử dụng để dự đoán xu hướng trong tương lai.
Xu hướng thị trường
Trước tiên, xu hướng được định nghĩa như sau, xu hướng tăng là khi mức giá giao dịch cao nhất hiện tại cao hơn các mức giá đỉnh trước đây. Đồng thời, mức giá thấp nhất tại thời điểm hiện tại cũng cao hơn các mức giá thấp nhất trong quá khứ, hay trên đồ thị gồm các đỉnh và đáy mới cao hơn các định đáy cũ.
Ngược lại, thị trường giảm là khi mức giá cao nhất và thấp nhất của thị trường hiện tại thấp hơn mức cao nhất và thấp nhất trong quá khứ, hay trên đồ thị gồm các đỉnh đáy mới thấp hơn các đỉnh đáy cũ.
Theo Lý thuyết Dow thì thị trường có ba loại xu hướng:
- Xu hướng chính (dài hạn)
Xu hướng chính có thể kéo dài từ vài tháng đến nhiều nằm, đây là chuyển động chính của thị trường. Thông thường xu hướng chính là xu hướng các nhà đầu tư dài hạn quan tâm.
Gần như không có ai có thể dự đoán các chu kỳ này và nó cũng rất khó bị thao túng (làm giá).
- Xu hướng cấp 2 (trung hạn)
Xu hướng trung hạn thường kéo dài từ 3 tuần đến vài tháng, đây là giai đoạn hiệu chỉnh của xu hướng chính, tức là giai đoạn giá đi ngược lại xu hướng chính.
Chúng là những đợt giảm giá tạm thời hay còn gọi là những đợt điều chỉnh ở thị trường tăng giá (uptrend hay bull market), hoặc những đợt tăng giá tạm thời hay còn gọi là phục hồi ở thị trường giảm giá (downtrend hay bear market). Những đợt điều chỉnh này thường có hiệu chỉnh bằng một phần ba đến một phần hai (50%) của xu hướng chính.
Đây là giai đoạn mà các nhà đầu tư dài hạn theo xu hướng chính tìm cơ hội mua được ở các mức giá thấp nhiều nhất có thể.
Ví dụ, khi giá BTC vượt mốc 10,000$ xác nhận xu hướng tăng dài hạn thì rất nhiều nhà đầu tư đã mua BTC với các mốc giá xung quanh đó. Vùng mua này là an toàn hơn bởi nếu mua ở các mốc dưới và xu hướng giảm giá dài hạn chưa bị phá vỡ thì giá có thể sẽ giảm sâu hơn.
- Xu hướng cấp 3 (ngắn hạn)
Xu hướng ngắn hạn thường kéo dài từ vài ngày đến dưới 3 tuần, trong một số trường hợp nó chỉ kéo dài vài giờ đến 1 ngày. Đây là thường là những biến động nhỏ, nhanh chóng và đi ngược lại với xu hướng cấp 2.
Do tính chất ngắn hạn nên có có khả năng bị một nhóm người hay tổ chức lớn thao túng.
Ba giai đoạn của xu hướng chính
Dow xác định răng xu hướng chính dài hạn có ba giai đoạn là: Tích Lũy (Accumulation Phase), Cộng cồng tham gia (Public Participation), Phân phối (Distribution).
- Giai đoạn tích lũy
Sau giai đoạn thị giảm giá (bear market) trước đó, định giá tài sản (cổ phiếu, chỉ số, tiền điện tử,…) còn thấp do tâm lý thị trường chủ yếu là tiêu cực do thông tin xấu,… các nhà đầu từ thiếu thông tin, thiếu hiểu biết sẽ sợ hãi và bán tháo.
Ngược lại, các nhà đầu tư, các trader thông minh có hiểu biết, có thông tin nhận thấy thị trường đã “tiếp nhận” hết tất cả những tin tức tồi tệ nhất, cộng đồng đã bán tháo gần như hết, áp lực bán không còn nữa, họ sẽ bắt đầu tích ở giai đoạn này, lúc này nguồn cung dồi dào và giá thấp do số lượng mua vào ít mà số người bán tháo thì nhiều.
Việc tích lũy này gần như diễn ra âm thầm ít làm hưởng đến giá cả thị trường, giá cả hầu như không có biến động đáng kể.
- Giai đoạn bùng nổ giá, cộng đồng tham gia tích cực
Những nhà đầu tư đã tham gia tích lũy tin tưởng rằng trong dài hạn thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng. Khi điều này thực sự diễn ra, giá bắt đầu tăng trở lại, các tin tức lạc quan được tung ra, tâm lý tiêu cực tan biến, gần như tất cả mọi người nhiều người đều nhận thấy cơ hội mà các nhà đầu tư, trader thông minh đã thấy.
Mọi người ngày càng tích cực mua vào, làm cho giá tăng đột phá, càng làm cho cộng đồng gia tăng sự quan tâm, đẩy giá ngày càng cao hơn, xu hướng tăng giá được hình thành rõ ràng.
- Giai đoạn phân phối
Báo chí bắt đầu đưa thêm nhiều tin tức lạc quan, sự tăng giá của thị trường. Nhu cầu đầu cơ trên thị trường đạt mức cực đại, giá tăng rất mạnh, những nhà đầu tư thông minh đã tham gia thu mua ở giai đoạn tích luỹ bắt đầu bán ra cho những người mới vào thị thường mà thu về lợi nhuận, sẽ có nhiều dấu hiệu thể hiện sức mua giảm, xu hướng bắt đầu yếu đi, các trader có hiểu biết đã tham gia từ trước đó cũng nhận thấy các dấu hiệu này và cũng bắt đầu bán ra.
Những người mua ở giai đoạn này là những người tham gia thị trường cuối cùng, những người mới, thiếu hiểu biết. Giống như các con cừu để làm thịt, những người tham gia luôn hy vọng rằng lợi nhuận vẫn sẽ tiếp tục sau khi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trước đó, họ nghĩ thị trưởng chỉ đang điều chỉnh và sẽ tiếp tục tăng, nhưng thật không may, họ đang ”đu đỉnh” và cơ hội để thoát “hàng” thực sự khá mong manh.
Ngược lại, ở thị trường giảm giá (bear market) thì cơ bản các giai đoạn này được đảo ngược, bắt đầu từ những người nhận thấy các dấu hiệu sức mua giảm, xu hướng yếu đi, xu hướng đi xuống, họ sẽ bán ra tài sản của mình cho những người tham gia thị trường sau cùng (những người mới), giai đoạn sau đó giá thật sự đi xuống và nhiều tin tức tồi tệ được tung ra mọi người bắt đầu tháo chạy.
Khi tất cả tin tức tồi tệ nhất đã được tung ra, khi các nhà đầu tư thông minh nhận thấy cơ hội sẽ bắt đầu tích luỹ trở lại, và tiếp tục các giai đoạn như trên.
Tương quan giữa các chỉ số
Theo Dow, các xu hướng chính trên một chỉ số thị trường nên được xác nhận bởi các xu hướng quan sát được trên một thị trường khác.
Tại thời điểm Down đưa ra nguyên lý này, các chỉ số được nhắc đến chủ yếu là Chỉ số Vận tải Dow Jones và Trung bình Công nghiệp Dow Jones. Trước đó, thị trường vận tải (chủ yếu là đường sắt) gắn liền với hoạt động công nghiệp, công nghiệp phát triển hơn, sản xuất nhiều hàng hóa hơn thì cần phải tăng hoạt động đường sắt để vận nguyên liệu và hàng hoá phục vụ cho các hoạt động công nghiệp.
Như vậy, có một mối tương quan rõ ràng giữa ngành sản xuất và thị trường vận tải. Nếu một thị trường tăng trưởng thì thị trường kia cũng tăng. Tuy nhiên, nguyên tắc tương quan giữa các chỉ số này ngày nay không còn phù hợp vì nhiều hàng hóa là kỹ thuật số và không yêu cầu giao hàng thực tế.
Dưới đây là biểu đồ hiển thị chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJI), NASDAQ-100 và S&P 500, bạn có thể thấy có sự tương quan rõ ràng giữa 3 chỉ số này.
Khối lượng là yếu tố quan trọng
Theo Dow, khối lượng giao dịch (volume) là một chỉ số quan trọng để xác nhận xu hướng. Một xu hướng mạnh sẽ đi kèm một khối lượng giao dịch lớn, khối lượng càng cao các biến động giá càng có khả năng cao thể hiện xu hướng thực sự của thị trường. Ngược lại, khi khối lượng giao dịch thấp thì khả năng cao biến động đóng giá đó không thể hiện xu hướng thật sự của thị trường, có thể là một tín hiệu giả.
Cụ thể hơn, trong một xu hướng tăng giá khối lượng giao dịch mua vào sẽ tăng theo khi giá tăng và khối lượng giao dịch giảm khi giá di chuyển theo hướng ngược lại (điều chỉnh).
Ví dụ, khi giá phá vỡ lên (breakout) một vùng giá quan trọng hay phá vợ một đỉnh tạo đỉnh mới thì khối lượng mua lên phải lớn và khi giá quay lại test thì khối lượng giao dịch giảm (nhỏ hơn).
Như vậy trong trường hợp khối lượng chạy ngược với xu hướng (giá tăng nhưng khối lượng giảm, giá giảm nhưng khối lượng giao dịch tăng) đó là dấu hiệu của sự yếu kém trong xu hướng hiện tại và có thể sẽ có sự đảo chiều xu hướng trong thời gian tới.
Xu hướng sẽ tiếp tục cho đến khi sự đảo ngược được xác nhận
Nếu thị trường đang có xu hướng đi lên hoặc đi xuống, nó sẽ tiếp tục xu hướng đó cho đến khi có sự xác nhận đảo chiều rõ ràng.
Ví dụ, tháng 9/2020 giá đồng Solana đạt đỉnh 4,9$ lần đầu tiên, sau đó giá liên tục giảm và có sự tăng giá trở lại cũng không vượt quá đỉnh cũ 4,9$. Giá giảm sau đó lại thấp hơn và hình thành mô hình cờ giảm giá. Từ đó giá liên tục giảm về các mức hỗ trợ thấp hơn.
Vì điều này, Dow tin rằng nên nghi ngờ các xu hướng đảo ngược cho đến khi chúng được xác nhận là xu hướng chính. Tất nhiên, việc phân biệt giữa một xu hướng cấp hai và việc bắt đầu một xu hướng chính mới là không dễ dàng, và các nhà giao dịch thường nhầm tưởng xu hướng chính đã đảo chiều mà cuối cùng nó chỉ là xu hướng cấp hai.
Mở rộng thêm ý này, bạn sẽ không thể chắc chắn đâu là đỉnh hay đáy một xu hướng, không thể chắc chắn xu hướng đã đảo chiều cho đến khi có tin hiệu xác nhận rõ ràng,vì vậy nếu bán là một trader thì đứng cố gắng “bắt đỉnh, bắt đáy”, hay giao dịch thuận xu hướng hiện tại nếu nó chưa bị đảo chiều.
Các lưu ý về lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow vẫn có một số hạn chế nhất định trên các giao dịch ngắn hạn, nó khá trễ và không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn trên các giao dịch ngắn hạn ở khung thời gian thấp.
Bây giờ thị trường còn giao dịch theo các khung thời gian thấp như khung 15 phút, 5 phút, thậm trí 1 phút, chứ không chỉ giao dịch theo ngày như các thị trường truyền thống trước đây, ở các khung thời gian thấp thị trường bị nhiễu nhiều hơn, thông tin kém chính xác. Thị trường ngày nay cũng phức tạp hơn, sự ảnh hưởng của tâm lý đám đông, Internet, Công nghệ.
Kết luận
Trên đây mình đã chia sẻ toàn bộ kiến thức về Lý Thuyết Dow, nó thực sự rất quan trọng nếu bạn muốn trở thành nhà đầu tư tài chính, một trader thành công. Việc đọc và hiểu toàn bộ nguyên lý của lý thuyết Dow sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các chỉ báo phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng.
Cuối cùng, cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của mình, chúc bạn đầu tư cũng như giao dịch thành công và kiếm nhiều lợi nhuận hơn với Lý Thuyết Dow.