Advertisement
Ponzi là hình thức đầu tư lừa đảo trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước đó từ vốn của các nhà đầu tư mới, thay vì từ lợi nhuận đầu tư hợp pháp.
Hàng triệu nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới gia nhập thị trường đã thua lỗ và mất trắng tài sản khi rơi vào cạm bẫy của mô hình Ponzi. Đặc biệt, thị trường tiền điện tử càng phát triển, lừa đảo Ponzi càng trở nên phổ biến.
Vậy Ponzi là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về mô hình Ponzi và dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh cạm bẫy đầu tư này.
Ponzi là gì?
Ponzi là hình thức đầu tư lừa đảo trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước đó từ vốn của các nhà đầu tư mới, thay vì từ lợi nhuận đầu tư hợp pháp.
Ý tưởng về kế hoạch Ponzi bắt nguồn từ tiểu thuyết Martin Chuzzlewit (1844) và Little Dorrit (1857) và được áp dụng trong thực tế lần đầu tiên bởi Carlo Ponzi (1920). Lấy tư cách công ty Chứng khoán của mình, Ponzi đã kêu gọi mọi người góp tiền đầu tư vào tem thư, hứa hẹn lợi nhuận 100% trong 90 ngày hoặc 50% trong 45 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, Ponzi chỉ lấy khoản đầu tư từ người mới để trả lãi cho người cũ.
Cấu trúc của một mô hình Ponzi
- Schemer: Người điều hành lấy uy tín và thương hiệu cá nhân để thiết lập kế hoạch và kêu gọi các nhà đầu tư đóng góp vốn với hứa hẹn lãi suất cao ngất ngưởng, thời gian hoàn vốn ngắn.
- Investors: Những nhà đầu tư góp vốn tham gia vào hệ thống với tham vọng nhận được lợi nhuận khổng lồ.
- Ponzi Introducing Investor: Những người môi giới tìm kiếm và giới thiệu thêm các nhà đầu tư mới để kiếm hoa hồng.
Cách thức hoạt động của mô hình Ponzi
Các công ty thiết lập kế hoạch Ponzi sẽ thu hút khách hàng mới tham gia đầu tư với tỷ suất lợi nhuận hoàn vốn ngắn hạn cao bất thường, hứa hẹn khoản lợi nhuận khổng lồ, ít hoặc không có rủi ro. Những nhà điều hành Ponzi mô tả một cách mơ hồ về các khoản đầu tư không tồn tại như “chương trình đầu tư lợi suất cao” hoặc “chênh lệch giá tiền tệ toàn cầu”,…
Tuy nhiên, dự án này không tạo ra bất kỳ lợi nhuận hợp pháp nào, khoản tiền đầu tư từ các nhà đầu tư mới sẽ được xoay vòng để trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư ban đầu.
Hệ thống Ponzi thường sụp đổ khi không có đủ vốn mới để trả cho các nhà đầu tư hiện tại, áp lực trả lãi cao hơn khoản đầu tư mới. Sau đó, kẻ lừa đảo sẽ biến mất cùng với tiền của các nhà đầu tư, các nhà đầu tư sau đó không nhận được gì kể cả khoản đầu tư ban đầu.
Dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi
- Cam kết đảm bảo về lợi nhuận cao với ít rủi ro
- Dòng lợi nhuận ổn định bất kể điều kiện biến động thị trường
- Các khoản đầu tư chưa được đăng ký với cơ quan thẩm quyền uy tín
- Các chiến lược đầu tư bí mật hoặc mô tả phức tạp
- Khách hàng không được phép xem các thủ tục giấy tờ chính thức cho khoản đầu tư của họ
- Khách hàng khó rút tiền ra khỏi tổ chức
So sánh mô hình Ponzi và mô hình Pyramid
Mô hình Ponzi thu hút các nhà đầu tư mới, hứa hẹn lợi nhuận khổng lồ trong tương lai. Các kế hoạch Ponzi duy trì dựa vào nguồn tiền đầu tư mới để tiếp tục mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư cũ.
Bên cạnh đó, mô hình Pyramid tìm kiếm những những người mua sản phẩm và khuyến khích thu hút thêm các phân phối khác. Khi thành viên tham gia mô hình mở rộng theo cấp số nhân, việc tuyển dụng thêm trở nên không thể và mô hình trở nên không bền vững.
Mặc dù hai cách thức hoạt động của hai mô hình tương tự nhau nhưng vẫn tồn tại những điểm khác biệt nhất định.
Đặc điểm | Mô hình Pyramid | Mô hình Ponzi |
Phương thức hoạt động | Tìm kiếm những người mua sản phẩm để trở thành nhà phân phối. | Tìm kiếm người mới tham gia đầu tư với hứa hẹn lợi nhuận ngất ngưởng, thời gian hoàn vốn ngắn |
Phí tham gia | Mua sản phẩm để tham gia vào hệ thống | Không mất phí |
Lợi nhuận | Lợi nhuận có được khi giới thiệu khách hàng mua sản phẩm và tìm các nhà phân phối mới. | Lợi nhuận có được khi giới thiệu và tìm kiếm thêm nhà đầu tư mới. |
Nguồn gốc lợi nhuận | Hoa hồng khi bán được sản phẩm và giới thiệu nhà phân phối tiếp theo | Khoản đầu tư của người mới trả lãi cho người trước đó và hoa hồng cho người giới thiệu. |
Tốc độ sụp đổ | Nhanh.
Tốc độ sụp đổ càng nhanh theo cấp số nhân số lượng người tham gia. |
Chậm hơn.
Kế hoạch duy trì khi tiếp tục có khoản đầu tư mới. |
Nhà đầu tư cần làm gì để tránh cạm bẫy Ponzi?
Các nhà đầu tư luôn luôn cảnh giác cao độ để bảo vệ tài sản của mình trước những cạm bẫy Ponzi, thận trọng trước những lời mời đầu tư vào những dự án bí mật.
Bên cạnh đó, DYOR là một kỹ năng quan trọng trong đầu tư giúp nhà đầu tư tự nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển của công ty, cách thức đầu tư của dự án.
Chính vì vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng và tìm hiểu thông tin về dự án một cách chi tiết, đầy đủ để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, sáng suốt, xây dựng chiến lược đầu tư có kỷ luật.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký Binance mới nhất update 2022