Advertisement
Một bài viết chia sẻ quan điểm từ Ian Taylor – giám đốc điều hành của Crypto, một tổ chức độc lập trong ngành đại diện như một tiếng nói gắn kết, đáng tin cậy cho ngành công nghiệp tiền điện tử đang phát triển của Vương quốc Anh. Là người đã xây dựng một cộng đồng gồm hơn 100 người tham gia và chiến dịch có ảnh hưởng nhất trong ngành, Ian Taylor đã đưa ra một số nhận định về tiền mã hóa từ thời kỳ mới phát triển cho tới nay.
Định kiến về tiền mã hóa
Đồng Bitcoin (BTC) những năm đầu tiên bị coi là đơn vị tiền tệ được sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp – được ưa chuộng bởi người dùng deepweb, tin tặc ransomware, buôn ma túy và rửa tiền trên toàn thế giới.
“Lừa đảo” “Rửa tiền” – những khái niệm đen đã gắn với hệ thống tiền mã hóa trong một khoảng thời gian dài bởi hình thức giao dịch không được kiểm soát, người dùng ít và chưa có nhiều kiến thức. Tuy nhiên, làn sóng đầu tư vào tiền mã hóa thời gian qua đã góp phần đẩy giá, đồng thời mở rộng ra những tiềm năng của loại tiền kỹ thuật số này.
Tiền mã hóa ngày nay: Lội dòng định kiến, tiến gần tới chấp nhận
Trên thực tế, có những dấu hiệu cho thấy tiền điện tử cuối cùng cũng đang được chấp nhận rộng rãi.
- 7/9/2021: El Salvador công nhận Bitcoin là đồng tiền pháp định
- 19/10/2021: Quỹ Bitcoin ETF ProShares sẽ bắt đầu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) với mã $BITO.
- Tháng 12/2021: Công ty thanh toán Visa ra mắt dịch vụ Thực hành tư vấn tiền điện tử toàn cầu, giúp các tổ chức tài chính thúc đẩy hành trình tiền điện tử.
- 10/11/2021: Tổng Vốn Hóa Thị Trường crypto đạt mức kỷ lục 2.900 tỷ USD, bằng ¼ vốn hóa của Vàng, BTC đạt đỉnh cao nhất lịch sử 69.000 USD
Trước “sức nóng” của Bitcoin thời gian gần đây, đồng tiền này được dự báo một ngày nào đó có thể trở thành tiền tệ được chọn trong giao dịch thương mại quốc tế.
Bitcoin hiện được coi là một khoản đầu tư thông minh
Ban đầu được coi như đồng tiền để thanh toán kỹ thuật số không qua các nhà trung gian tài chính, Bitcoin đã thu hút được các nhà đầu tư chính thống với ý nghĩa là một loại “vàng kĩ thuật số”- hàng rào chống lạm phát.
Dù có những rủi ro cố hữu nhưng tiền điện tử cũng là một cơ hội để bước vào kỷ nguyên mới, nơi các rào cản tồn tại trong tài chính truyền thống được lược bỏ và mở cửa thêm nhiều cơ hội phát triển mới cho cá nhân và cộng đồng.
Xem thêm: Đầu tư và đầu cơ khác biệt như thế nào?
Ưu điểm của Tiền mã hóa
- Khả năng tiếp cận: Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng tiền điện tử chỉ cần có một máy tính hoặc điện thoại thông minh kết nối internet. Quá trình bắt đầu cực kỳ nhanh chóng so với việc mở tài khoản tại một tổ chức tài chính truyền thống. Rào cản gia nhập thấp mà không cần người môi giới, tiềm năng phát triển cao cho phép bất cứ ai cũng có thể chủ động đầu tư và tạo ra của cải cho mình.
- Giao dịch nhanh chóng: Hợp đồng thông minh (Smart Contract) có thể thay thế các bên thứ ba như ngân hàng, công ty chuyển tiền hoặc dịch vụ pháp lý; trong khi tiền điện tử và ví kỹ thuật số có thể cung cấp tính linh hoạt và chủ quyền tài chính, chuyển tiền mọi lúc mọi nơi một cách nhanh chóng.
- Quyền riêng tư: Mỗi một giao dịch trên Blockchain được thể hiện những thông tin cơ bản như mã hash, số lượng và loại tiền mã hoá, địa chỉ ví gửi và địa chỉ ví nhận dưới dạng một chuỗi các ký tự thay vì kết nối những thông tin về tài khoản, dữ liệu cá nhân.
- Tính minh bạch: Tất cả các giao dịch tiền điện tử diễn ra trên sổ cái blockchain được phân phối công khai. Bất kỳ ai cũng có thể tra cứu dữ liệu giao dịch, bao gồm vị trí, thời gian và số lượng tiền điện tử mà ai đó đã gửi từ 1 địa chỉ ví.
- Hàng rào chống lạm phát: Khác với tiền pháp định, tiền mã hóa không dễ bị thao túng ở mức độ tương tự bởi thay đổi lãi suất và tăng cường in tiền. Số lượng tiền mã hóa được giới hạn, vì vậy số lượng có sẵn không thể vượt quá tầm kiểm soát gây ra lạm phát. Một số đồng tiền (như Bitcoin) có giới hạn tối đa, những đồng khác (như Ethereum) có giới hạn hàng năm, cách tiếp cận này sẽ giữ cho Lạm Phát ở mức thấp.
- Tiềm năng tăng trưởng: Tiền mã hóa mở ra kỉ nguyên mới của Internet, nơi các dự án có thể gọi vốn thông qua hình thức phát hành đồng tiền số lần đầu ra công chúng (ICO hoặc IDO). Năm 2010, Bitcoin có giá 3 USD cho 1,000 BTC. Tháng 4/2021, BTC đã chạm đỉnh lên đến gần 62,000 USD. Thứ bắt đầu hoạt động vào năm 2009 có vốn hóa gấp hơn 2 lần vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam tính tới năm 2022 (450 tỷ đô).
Nhược điểm của Tiền mã hóa
- Biến động thị trường lớn: Cũng giống như USD, EURO, vàng hay thị trường chứng khoán, Bitcoin hay các đồng tiền mã hóa cũng biến động theo thời gian thực. Đi kèm với lợi nhuận lớn, rủi ro đến từ thị trường này cao hơn nhiều thị trường khác, vì thế việc trang bị kiến thức và có sự phân phối đầu tư hợp lý là điều bắt buộc khi tham gia thị trường.
- Không thể lấy lại nếu bị mất: Mặc dù loại bỏ được rủi ro qua giao dịch trung gian, tiền mã hóa vẫn tồn tại vấn đề về bảo mật. Là chủ sở hữu tiền điện tử, bạn có thể gặp phải vấn đề mất mã khóa cá nhân (Private key) cho phép bạn truy cập vào ví của mình. Bạn sẽ không thể lấy lại tiền của mình nếu “thất lạc” mã khóa này.
Tâm lý sợ hãi của cộng đồng và vấn đề môi trường
Bất chấp danh sách ưu điểm vượt trội và những nhược điểm hoàn toàn có khả năng khắc phục, những sự lo ngại xoanh quanh tiền mã hóa vẫn tồn tại trong cộng đồng. Các chính trị gia trên khắp thế giới đã bày tỏ sự báo động về khả năng biến đổi các động lực đã được thiết lập của hệ sinh thái tài chính hiện có.
Theo một cuộc khảo sát quốc gia được thực hiện bởi ứng dụng kiếm tiền Ziglu, 31% người Anh có sự tò mò về việc đầu tư vào tiền điện tử. Nhưng 62% trong số đó đã từ chối mua bất kỳ sản phẩm nào vì lý do không hiểu thị trường. Điều này cho thấy những nỗi sợ bắt nguồn từ tâm lý sợ hãi trước những điều chưa biết.
Ngoài ra, sự phát triển của đồng tiền mã hóa cũng phải đối mặt với làn sóng tranh cãi về “tính bền vững môi trường”. Nguyên nhân do lượng điện khổng lồ cần thiết để khai thác các loại tiền mã như Bitcoin đòi hỏi các nhà xưởng chứa đầy các máy đào phải liên tục chạy để xử lý giao dịch.
Xem thêm: Tâm lý thị trường là gì? Phân tích tâm lý thị trường
Tiền mã hóa có xứng đáng nhận được cái nhìn tin tưởng hơn từ cộng đồng?
Ở thời điểm hiện tại, hành trình để được chấp nhận một cách chính thống của tiền mã hóa gần như đã được hoàn tất. Bên cạnh việc phát triển cộng đồng giao dịch uy tín, thị trường tiền mã hóa ngày càng trở nên sinh động với các hình thức phát triển mới, đa dạng hình thức để tạo điều kiện cho không chỉ các nhà đầu tư tài chính mà còn cả giới nghệ sĩ, thời trang, .. tham gia.
Cộng đồng các nhà khai thác cũng không ngừng tìm kiếm và khắc phục những vấn đề tồn đọng trong quá trình vận hành mạng lưới của mình. Điển hình như một hoạt động khai thác Bitcoin đã mở ở phía đông bắc Thác Niagara sử dụng năng lượng thủy điện giá rẻ để chạy các máy đào. Trong khi đó, Tổng thống El Salvador Nayib Bukele đã công bố một kế hoạch sử dụng năng lượng địa nhiệt từ núi lửa Colchagua để cung cấp năng lượng cho dự án Thành phố Bitcoin của mình.
Trong tương lai, tiền mã hóa rất có thể trở thành một yếu tố hàng đầu mang lại sự tự do tài chính, sự an toàn và tiện lợi cho bất cứ ai mà không chịu tác động về thời gian và địa lý.