Advertisement
Sau động thái giải quyết Lạm Phát của Cục dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ, nhiều nhà đầu tư đã bán tháo các tài sản rủi ro của mình. Thị trường tiền điện tử cũng đang quay cuồng với hậu quả của việc bán tháo ồ ạt.
Chuẩn bị tâm lý cho sự sụt giảm của chứng khoán Mỹ
Bài phát biểu của Jerome Powell, chủ tịch Fed Hoa Kỳ đã gây ra làn sóng chấn động không chỉ với thị trường tiền điện tử mà còn với thị trường tài chính toàn cầu nói chung.
Kết quả của một cuộc kiểm đếm chỉ ra rằng bài phát biểu dài 8 phút của Jerome Powell đã làm “bốc hơi” hơn 2 nghìn tỷ đô la cổ phiếu trên toàn cầu, trong đó riêng ở Hoa Kỳ là 1,25 nghìn tỷ đô.
#Fed's Powell has destroyed ~$2tn in global stock market cap with his 8-minute “Until the Job Is Done” Jackson Hole speech, makes $4.2bn loss per second. pic.twitter.com/05YE5yG693
— Holger Zschaepitz (@Schuldensuehner) August 28, 2022
Chủ tịch Fed cho rằng, khi các chính sách về tiền điện tử được thắt chặt, tốc độ lạm phát gia tăng sẽ giảm xuống. Lập trường chính sách hạn chế được duy trì sẽ khôi phục sự ổn định giá.
Paul Christopher, giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu tại Viện đầu tư Wells Fargo đã phát biểu trên kênh Bloomberg rằng chứng khoán Mỹ sẽ giảm sâu hơn nữa, chỉ số S&P 500 sẽ giảm xuống dưới mức 4.000.
Đô la Mỹ đạt lại đỉnh hồi tháng 9/2022
Sức mạnh của đồng Đô la Mỹ là yếu tố song song với sự biến động của thị trường chứng khoán.
Chỉ số đô la Mỹ (DXY) đạt mức cao mới trong vòng 20 năm trong tuần này. Tại thời điểm viết bài, DXY đã đạt mức tăng cao nhất, 109,47 kể từ tháng 9 năm 2002.
Sự tăng giá của đồng Đô la Mỹ gây ra nhiều ảnh hưởng không mấy tích cực cho các đồng Tiền pháp định khác. Một minh chứng điển hình là đồng Euro đã quay trở lại mức tương đương đồng Greenback (đồng bạc xanh – thuật ngữ tiếng lóng mô tả tiền USD giấy của Mỹ) vào ngày 29/08.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã buộc phải khởi động dự luật tăng lãi suất. Động thái này tương tự Fed và đã làm cho lạm phát không ngừng leo thang.
Điểm số MVRV-Z lùi về vùng xanh
MVRV là chỉ số thể hiện mối quan hệ của Vốn Hóa Thị Trường trên vốn hóa thực tế. Điểm MVRV-Z được định nghĩa là tỷ số giữa sự khác biệt của vốn hóa thị trường và vốn hóa thực tế so với độ lệch chuẩn của vốn hóa thị trường.
Hồi tháng 7 năm nay, MVRV-Z đã khiến giá sàn BTC chạm đáy ở mức 15.600 đô la. Điều này đã giúp BTC thoát khỏi vùng mua trong thời gian ngắn trước khi tăng giá trở lại vào nửa cuối tháng 8.
Sự “sợ hãi tột độ” trở lại
Tâm lý thị trường Bitcoin rơi vào trạng thái kém lạc quan nhất là điều dễ hiểu khi đồng coin này rơi xuống dưới mức 20.000 đô la.
Từ ngày 29/08, Chỉ số tham lam và Chỉ số sợ hãi của Bitcoin đã rơi vào vùng “sợ hãi tột độ”, ở mức 24/100.
2022 cũng là năm chứng kiến “Sợ hãi tột độ” dài nhất từ trước đến nay. Thậm chí, điểm tâm lý thị trường tổng thể có thời điểm chỉ đạt 6/100.
Nghiên cứu tâm lý nhà đầu tư của Santiment chỉ ra rằng khối lượng nắm giữ của cá voi ít gây ra sự thoái vốn trên thị trường. Việc giá Bitcoin loanh quanh mức 20.000 vào cuối tuần trước là dấu hiệu tích cực về số lượng địa chỉ ví cá voi BTC.