Advertisement
Thị trường tiền mã hóa 12 tháng qua đã cho thấy rằng nhiều người rất thích sở hữu một mã code với giá quá cao so với một tệp JPEG. Cùng với đó, NFT cũng sẽ sớm được sử dụng để giao dịch quyền sở hữu âm nhạc, bất động sản và công cụ nợ.
NFT có một mối quan hệ kỳ lạ với tiền mã hóa, giống như cha mẹ với đứa con. Khi thị trường NFT còn nhỏ, các hành động giá phụ thuộc vào thị trường tiền mã hóa. Nhưng khi thị trường này đã lớn hơn, chúng đã dần tách khỏi nhau.
Trong khi thị trường tiền mã hóa Trượt giá mạnh vào hồi tháng 1/2022 thì NFT lại nở rộ với nền tảng giao dịch NFT OpenSea đạt 5 tỷ đô lượng mua bán, một con số cao nhất từ trước tới giờ. Nhiều người theo dõi tiền mã hóa nghĩ rằng mối tương quan giữa thị trường tiền mã hóa và NFT là tỷ lệ nghịch: Khi thị trường tiền mã hóa tăng lên thì NFT giảm đi và ngược lại.
Còn những người khác lại chỉ ra thời điểm mà cả hai thị trường này cùng song hành với nhau. Đó là trường hợp gần đây thị trường NFT giảm cùng các thị trường khác khi chiến tranh tại Ukraine nổ ra..
Những Mối Tương Quan Được Tìm Thấy
Những nghiên cứu chuyên môn về NFT chưa có nhiều vì chỉ vài năm trước đây thị trường này còn chưa tồn tại. Một nghiên cứu về chủ đề này có tên là “Giá của tiền mã hóa có ảnh hưởng tới NFT không?” bởi giáo sư Michael Dowling thuộc trường Đại học Thành phố Dublin.
Nghiên cứu chỉ ra rằng “Những người hay theo dõi thị trường NFT sẽ nhận ra sự giao thoa giữa những người tham gia thị trường tiền mã hóa với những người tham gia thị trường NFT”.
Điều này một phần là bởi: để mua NFT thì người dùng cần có tiền mã hóa để thanh toán, một sự phức tạp không hề nhỏ đối với nhiều người.
Tuy nhiên, sàn giao dịch tiền mã hóa Coinbase đang lên kế hoạch cho việc trao đổi dễ dàng hơn. Thị trường NFT được mong đợi của họ sẽ cho phép người sử dụng mua NFT với Tiền pháp định bằng thẻ tín dụng của họ. Thực chất, các công ty như eBay, Reddit và Instagram đều đã lên kế hoạch để tích hợp NFT và sử dụng tiền pháp định. Điều này càng khiến NFT càng tách biệt với tiền mã hóa hơn. Nhưng cho tới khi điều đó xảy ra thì hai thị trường này vẫn còn liên kết với nhau, và hơn nữa, NFT sẽ luôn cần một nền tảng blockchain như là Ether và Solana để hoạt động.
Nghiên cứu của Dowling còn chỉ ra “Các kết quả cho thấy một điều rõ ràng rằng, so với tiền mã hóa, thị trường NFT có hiệu ứng lan tỏa thấp hơn”. “Hơn nữa, ngay cả trong các thị trường NFT, hiệu ứng lan tỏa cũng khá hạn chế, cho thấy rằng những thị trường này khá tách biệt với nhau”.
Một công trình của Phòng nghiên cứu Blockchain đồng tình với Dowling. “Khi giá trị của tiền mã hóa giảm thì sức mua thấp hơn, điều này có thể tác động xấu với thị trường NFT”, nghiên cứu cho biết. “Ngược lại, khi giá trị tiền mã hóa tăng, các nhà đầu tư thường tìm kiếm những cơ hội mới hoặc thay thế. Điều này đặc biệt khả thi trong bối cảnh của ETH, mệnh giá tiêu chuẩn của NFT”.
Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu này được công bố trong nửa đầu năm 2021, trước khi thị trường NFT tăng vọt. Dữ liệu trong năm nay cho thấy rằng có lẽ không có nhiều sự tương quan đối với hai thị trường này.
Một Thị Trường Độc Lập?
Một báo cáo từ Coin Metrics trong tháng 2/2022 tìm hiểu sự tương quan giữa giá của Ether (ETH) và lượng giao dịch của OpenSea để xem liệu giá ETH tăng có khiến NFT giảm hay không. “Những dữ liệu cho thấy không có mối liên kết nhất quán giữa lượng mua bán của OpenSea và giá của ETH”, báo cáo chỉ ra. “Có vẻ như NFT là một thị trường tương đối độc lập và phần lớn có thể dịch chuyển độc lập khỏi thị trường tiền mã hóa”.
DappRadar cũng kết luận rằng NFT phản ứng với các yếu tố vĩ mô khác biệt so với thị trường tiền mã hóa. Một báo cáo của DappRadar từ tháng 1/2022 nói rằng: “Vai trò không thể phủ nhận của NFT trong cả nền tảng metaverse và Play-to-earn đã đóng góp chủ yếu vào những chỉ số on-chain tích cực mặc cho các yếu tố vĩ mô bất lợi”.
Vậy nhưng, một số nhà giao dịch nổi bật vẫn nhìn thấy những liên hệ giữa thị trường NFT và crypto. Họ lập luận rằng khi giá của bitcoin và altcoin giảm thì tiền chảy vào NFT. Điều này có thể là do những nhà giao dịch đang tìm kiếm một nơi để kiếm lời hoặc để theo đuổi nhiều lợi nhuận hơn hoặc bởi vì giao dịch các tệp JPEG là một trò tiêu khiển vui trong bối cảnh biến động thị trường.
Từ dữ liệu của Dune Analytics về lượng mua bán hàng ngày của OpenSea, chúng ta có thể xác định hai thời điểm mà NFT tăng giá. Thời điểm thứ nhất bắt đầu vào cuối tháng 7/2021 và tăng cao vào tháng 8 trước khi giảm vào tháng 9. Một xu hướng tăng khác của NFT bắt đầu vào giữa tháng 11/2021 và đạt đỉnh vào tháng 2/2022.
Vào tháng 7/2021, lượng NFT bắt đầu tăng khi giá BTC trở nên ảm đạm. Cả tiền mã hóa và NFT đều tăng vào tháng 8/2021, bitcoin tăng 76% trước khi giảm vào tháng 9 cùng với NFT. Vì vậy, mối quan hệ nghịch đảo rõ ràng duy nhất là vào tháng 11/2021 tới tháng 2/2022 khi lượng NFT tăng trong khi BTC và altcoin đều giảm.
Một Tình Huống Rối Ren
Điều thú vị là những người thuyết phục rằng có mối liên kết và tương quan đều là những nhà giao dịch, những người mà công việc của họ là quan sát biến động và hành động theo niềm tin. Ngược lại, những nhà phân tích và học giả thì ít tự tin với kết luận của họ hơn. “Tôi không tin rằng các thị trường tiền mã hóa có thể liên quan đến nhau dễ dàng”, Lennart Ante, đồng sáng lập của Phòng nghiên cứu Blockchain, cho hay. “Nếu bitcoin giảm 10%, không ai sẽ mua NFT cả; thay vào đó, mọi người sẽ chuyển sang stablecoin”.
Điều rõ ràng hơn là khi NFT còn trong thời kỳ hình thành – trước tháng 3/2021 – có một hiệu ứng lan tỏa từ thị trường tiền mã hóa lớn hơn. Nhưng từ khi tăng cao từ cuối 2021, thị trường NFT đã dịch chuyển theo cách khác.
Có thể đây chỉ là một hiệu ứng bong bóng đủ lớn để nâng thị trường NFT lên trong khi tiền mã hóa còn đang vùng vẫy. Hoặc có thể chúng ta đang chứng kiến một thị trường NFT trưởng thành tách khỏi tiền mã hóa và đi con đường riêng của nó. “Sự nở rộ của NFT vào tháng 1/2022 được gây ra chủ yếu bởi sự tung hô của mạng xã hội và hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO)”, Ante nói. “Sự nở rộ vẫn đang trên đà tăng lên và bạn không thể biết được nó sẽ lớn tới mức nào”.
NFT dường như đang rời khỏi thị trường tiền mã hóa sinh ra chúng, nhưng cũng không hoàn toàn độc lập. Chúng đang cư xử như những đứa trẻ tuổi vị thành niên: thích trải nghiệm, nổi loạn và muốn đi theo hướng đicủa riêng mình.