Advertisement
Liquid staking – chìa khóa bảo mật liên chuỗi (interchain security) là gì?
Liquid staking là giải pháp tối ưu nâng cao tính bảo mật liên chuỗi (interchain security).
Sự ra đời của đồng “siêu tiền tệ” Bitcoin vào năm 2009 đã trở thành sự kiện công nghệ làm khuynh đảo thị trường tài chính toàn cầu, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử tiền điện tử. Bitcoin là minh chứng điển hình cho tính bất biến, minh bạch và chống giả mạo của sổ cái blockchain, tạo tiền đề thiết lập nền tảng tiền điện tử và các ngành công nghiệp khác dựa trên blockchain.
Ngày nay, chỉ hơn một thập kỷ sau, những ngành công nghiệp này đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tổng Vốn Hóa Thị Trường tiền điện tử đạt mức ATH 3 nghìn tỷ đô la vào tháng 11 năm 2021. Bên cạnh đó, thị trường tiền điện tử trên toàn thế giới có hơn 300 triệu người dùng, trong khi các dự báo cho thấy con số này có thể vượt ngưỡng 1 tỷ vào tháng 12 năm 2022. Tuy nhiên, hành trình phi thường này mới chỉ bắt đầu.
Thành công của ngành công nghiệp blockchain và tiền điện tử bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Đặc biệt, các tính năng chính của công nghệ cơ bản như phân quyền, không tin cậy và bảo mật dữ liệu đã đóng góp quan trọng trong sự phát triển này.
Các mạng blockchain hàng đầu như Bitcoin hoạt động dựa trên cơ chế đồng thuận PoW. Các thợ đào (miner) phân bổ trên toàn cầu đảm bảo tính bảo mật của mạng lưới bằng cách cung cấp sức mạnh thuật toán hoặc hashing.
Trong khi đó, Ethereum đã chuyển sang cơ chế PoS thông qua nâng cấp the Merge, các validator bảo mật bằng cách khóa hoặc staking các tài sản kỹ thuật số.
>>> Xem thêm: The Merge hoàn tất – Ethereum chuyển sang Proof-of-Stake
Số lượng thợ đào hoặc validator tương ứng trong PoW và PoS càng lớn, tính bảo mật càng cao. Do đó, chỉ các blockchain lớn, được thiết lập nhiều hơn mới có lợi nhuận tối ưu từ các cơ chế đồng thuận thông thường.
Mặt khác, các blockchain mới nổi dù có nhiều tiềm năng đổi mới và phát triển nhưng thường thiếu nguồn lực để thực hiện bảo mật mạng lưới một cách tốt nhất.
Chính vì vậy, tăng cường các bảo mật liên chuỗi (interchain security) là một giải phát tối ưu để khắc phục vấn đề này. Bên cạnh đó, với những cải tiến liquid staking, các blockchains PoS lớn hơn có thể bảo vệ các blockchain mới nổi, tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp tiền điện tử an toàn và ổn định hơn.
>> Xem thêm: Yield farming, staking và liquidity mining – Bí quyết thành công trong DeFi
Các vấn đề bảo mật liên chuỗi (interchain security) của các blockchain
Câu hỏi đặt ra là tại sao các blockchains lớn hơn lại chia sẻ các validator với các blockchains nhỏ hơn? Rốt cuộc không phải là vấn đề cạnh tranh nhân quyền sao?
Tất nhiên là vậy. Tuy nhiên, không thể đánh giá thấp và bỏ qua vai trò của các cơ chế và khả năng tương tác xuyên chuỗi. Hơn nữa, các blockchain mới nổi có tiềm năng phát triển mạnh mẽ sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ hệ sinh thái blockchain. Và đó chính là chìa khóa để công nghệ blockchain được áp dụng hàng loạt và ngày càng trở nên phổ biến, đây mới là mục tiêu cuối cùng bất chấp mọi sự cạnh tranh.
Các blockchains PoS thường dễ bị tấn công hơn PoW. Billy Rennekamp của nền tảng Interchain đã chia sẻ:
“Nếu một người có thể kiểm soát một phần ba mạng, họ có thể thực hiện các cuộc tấn công kiểm duyệt và nếu họ kiểm soát hai phần ba mạng, họ có thể kiểm soát quản trị và thông qua đề xuất cho một mã độc nâng cấp hoặc rút cạn pool cộng đồng với một đề xuất chi tiêu.”
Hơn 80 blockchain đã áp dụng cơ chế PoS, và con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai do nhược điểm của PoW là tiêu tốn nhiều năng lượng và ảnh hưởng đến môi trường. Ethereum đã thực hiện “cuộc cách mạng” chuyển đổi sang PoS thông qua nâng cấp the Merge.
Việc chuyển đổi từ PoW sang PoS nhận được sự ủng hộ và đón nhận rộng rãi từ cộng đồng, tuy nhiên, điều đó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng an ninh toàn ngành nếu không có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bị thiệt hại về tài sản và mất đi niềm tin về ngành công nghiệp tiền điện tử, ngay cả với các blockchain lớn hơn với thiết lập PoS được vận hành hiệu quả. Do đó, tăng cường bảo mật liên chuỗi là một vấn đề quan trọng và cần thiết hàng đầu để đảm bảo hoạt động của blockchain và lợi ích nhà đầu tư.
Liquid staking tối ưu hóa bảo mật liên chuỗi (interchain security)
Trên thực tế, interchain security (bảo mật liên chuỗi) đã được phát triển bởi Cosmos Hub. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn chưa hoàn thành. Trong đó, liquid staking là một trong những giải pháp giúp nâng cấp tính bảo mật liên chuỗi.
Liquid staking mở khóa tính thanh khoản của các tài sản được stake (bị khóa) trong blockchain PoS hoặc các staking pool khác. Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi vì, nếu không, tính thanh khoản vẫn không được khai thác hết.
>>> Xem thêm: Liquidity Pool là gì? Tầm quan trọng của Liquidity Pool trong DeFi
Người dùng không thể sử dụng tài sản đã stake trong tài chính phi tập trung (DeFi), điều này hạn chế cơ hội tạo ra lợi tức tối ưu. Bằng cách cung cấp các tài sản Phái sinh được mã hóa đã stake, liquid staking cho phép các cá nhân thu được lợi nhuận đồng thời từ cả việc staking và DeFi. Bên cạnh tối đa hóa lợi suất, điều đó cũng giúp kích hoạt các tiện ích bổ sung.
Nếu chỉ tập trung vào lợi nhuận, người dùng đã bỏ qua khía cạnh quan trọng hơn. Cơ chế này cho phép các giao thức liquid staking giải phóng các giá trị bị khóa, đồng thời tăng cường bảo mật liên chuỗi. Nói một cách dễ hiểu, validator được thiết lập trên các blockchain PoS như Cosmos xác minh các giao dịch trên các chuỗi nhỏ hơn. Validator sẽ không thể lừa đảo trong quá trình này vì điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ mất tài sản stake trên chuỗi lớn.
Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng hơn của liquid staking là khả năng mở rộng phạm vi bảo mật liên chuỗi. Các tài sản được liquid stake có thể đại diện cho giá trị của các tài sản được stake trong bất kỳ chuỗi lớn nào, sau đó có thể sử dụng để chia sẻ validator với hầu hết mọi chuỗi nhỏ. Nói cách khác, những giải pháp chủ yếu trên Cosmos có thể được tiếp cận rộng rãi với tính năng liquid staking.