Advertisement
Metaverse được biết đến lần đầu qua tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash của Neal Stephenson xuất bản năm 1992. Trong tác phẩm, Metaverse được mô tả là một “lĩnh vực tưởng tượng”, khái niệm về một siêu vũ trụ ảo chỉ là viễn tưởng, nhưng với sự phát triển của khoa học công nghệ, Metaverse thực sự có thể trở thành hiện thực trong tương lai.
Metaverse là gì?
Nhắc đến Metaverse, người ta nghĩ ngay đến khái niệm về không gian ảo, 3D, trực tuyến,…Đây là không gian kết nối nhiều nền tảng, tương tự như việc người dùng Internet có thể truy cập vào nhiều website khác nhau thông qua một trình duyệt. Hiểu một cách khác, Metaverse là một vũ trụ ảo, tồn tại trên mạng Internet và được hỗ trợ bởi các công cụ thực tế ảo như VR, AR…Các công cụ này giúp người tham gia Metaverse có trải nghiệm chân thực nhất.
Metaverse tồn tại song song với thế giới thực. Đây là nơi mà tất cả những rào cản của sự sáng tạo gần như bị loại bỏ nhờ những công cụ và tính năng mà nhà phát triển cung cấp. Không gian này được xây dựng dựa trên nguyên lý thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) mà mỗi người dùng trong đó điều khiển một nhân vật và có thể làm mọi thứ.
Trong đại dịch Covid 19, sự quan tâm của người dùng Internet đối với Metaverse tăng cao. Lý do là nhiều người buộc phải làm việc, học tập trực tuyến, và họ mong muốn một kỹ thuật nào đó có thể làm cho không gian làm việc, học tập của họ chân thực nhất có thể.
Bên cạnh đó, vào tháng 7 năm 2021, Mark Zuckerberg tuyên bố công ty đang dự định xây dựng một phiên bản Facebook theo chủ nghĩa tối đa, tức là phiên bản này bao gồm sự hiện diện xã hội, công việc văn phòng và giải trí. Ngày 28 tháng 10 năm 2021, Facebook đổi tên thành Meta. Động thái này càng nhấn mạnh cam kết của họ trong việc tạo ra một không gian thực tế ảo gọi là Metaverse.
Các thuộc tính cốt lõi của Metaverse là gì?
Những ý tưởng ban đầu về Metaverse đến từ khoa học viễn tưởng, nó được mô tả như một loại Internet kỹ thuật số. Các thuộc tĩnh cốt lõi của Metaverse được xác định là:
- Tính đồng bộ và trực tiếp: Trong khi các sự kiện được lên lịch trước và sẽ tự động xảy ra, Metaverse cung cấp trải nghiệm sống liên tục cho người dùng trong thời gian thực, giống như trong cuộc sống thực.
- Tính liên tục: Metaverse sẽ không bao giờ bị điều chỉnh lại, tạm dừng hay kết thúc. Nó tồn tại liên tục và không ngừng.
- Tính cá nhân và đồng thời: Mỗi người đều là một phần trong Metaverse và tham gia vào hoạt động, sự kiện tại một địa điểm cụ thể.
- Một nền tính tế hoạt động đầy đủ: Các cá nhân và doanh nghiệp có thể tạo ra, sở hữu, đầu tư, giao dịch những sản phẩm có giá trị và được công nhận.
- Tính trải nghiệm: Metaverse trải rộng trong cả thế giới thực và thế giới kỹ thuật số, trên cả mạng lưới cá nhân và mạng lưới công cộng, trên cả nền tảng mở và khép kín.
- Nhiều người đóng góp: Metaverse được lấp đầy bởi những nội dung và trải nghiệm được đóng góp, phát triển và vận hành bởi nhiều người. Họ có thể là các doanh nghiệp theo định hướng thương mại, các tổ chức không chính thức hoặc thậm chí chỉ là các cá nhân làm việc tự do.
- Cung cấp khả năng tương tác chưa từng có: Metaverse cung cấp dữ liệu đặc biệt, các vật phẩm và tài sản kỹ thuật số và khả năng tương tác cao. Thế giới kỹ thuật số vận hành như thể thế giới thực, với trung tâm mua sắm có các cửa hàng riêng, mỗi cửa hàng có tài sản riêng, thẻ ID độc nhất, đơn vị đo lường độc riêng và các quy tắc về trang phục khác nhau.
Metaverse hoạt động như thế nào?
Metaverse được chia thành hai loại nền tảng chính.
- Nền tảng đầu tiên liên quan đến những công ty khởi nghiệp ứng dụng NFT và tiền điện tử tạo lên các trò chơi dựa trên công nghệ blockchain để hình thành thể giới Metaverse. Những người tham gia có thể mua đất ảo, tạo các thiết lập cá nhân trên các nền tảng như Decentraland và The Sandbox.
- Nền tảng thứ hai ứng dụng Metaverse để mô tả thế giới ảo nói chung, nơi mọi người có thể gặp nhau để kinh doanh, quảng cáo, tham gia những hoạt động giải trí, hay làm việc và học tập. Vào tháng 7, Facebook Inc. đã thông báo về việc thành lập một nhóm sản phẩm dựa trên Metaverse.
Những người mua hoặc giao dịch tài sản ảo trên các nền tảng dựa trên blockchain phải sử dụng tiền điện tử, mặc dù nhiều dịch vụ Metaverse cung cấp tài khoản miễn phí. Một số nền tảng dựa trên blockchain, chẳng hạn như MANA của Decentraland và SAND của Sandbox yêu cầu sử dụng tiền điện tử như Ethereum để trả phí giao dịch và tham gia mua bán tài sản ảo
Người dùng có thể giao dịch các tác phẩm nghệ thuật NFT hoặc mua vé một buổi biểu diễn hoặc buổi hòa nhạc ảo ở Decentraland. Họ cũng có thể kiếm tiền bằng cách kinh doanh đất đai, hoạt động này phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Xem thêm: Hướng Dẫn Mua Đất NFT Trong Metaverse Qua Binance
Cấu tạo các Layer trong Metaverse
Metaverse được tạo nên từ 4 Layer cơ bản:
- Foundation Layer: Đây là lớp kết nối nền tảng, là mạng Internet. Internet hiện tại đã rất phát triển, tuy nhiên các nhà phát triển vẫn đang nghiên cứu để cho ra mắt các công nghệ Internet khác nhau, cải thiện về tốc độ và độ tiện lợi. Mạng 5G là một ví dụ điển hình cho nỗ lực này.
- Infrastructure Layer: Cơ sở hạ tầng của Metaverse, kết nối các linh kiện phần cứng, hỗ trợ người dùng trỉa nghiệm một cách chân thực. Đây cũng là lớp lưu trữ các công nghệ hình thành nên Metaverse như Blockchain, AI, Big Data…Hiện tại, các ông lớn cũng đang nỗ lực hết sức trong cuộc đua phát triển linh kiện phần cứng cũng như các đa dạng hóa các nền tảng công nghệ khác.
- Content Layer: Các trò chơi, ứng dụng cho phép người dùng có những trải nghiệm sống động, chân thực trên một hoặc nhiều thế giới khác nhau. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta bắt đầu thấy một Metaverse được hình thành dưới dạng các tựa game blockchain và hứa hẹn sẽ bùng nổ hơn nữa trong tương lai, khi Layer trước được hoàn thành.
- True Metaverse: Đây là lớp cuối cùng của Metaverse, một Metaverse đúng nghĩa sẽ được hoạt thiện khi các Layer dưới phát triển đến một mức nhất định.
Trong quá trình xây dựng Metaverse, khi các Layer dưới được hoàn thành, nó sẽ là nền móng phát triển cho các Layer sau đó. Quá trình phát triển này diễn ra và được cập nhật một cách liên tục.
Một số tựa game nổi bật lấy ý tưởng từ Metaverse
Công nghệ hiện nay vẫn còn nhiều giới hạn, nên các trò chơi blockchain vẫn chưa phát triển thật sự mạnh mẽ như kỳ vọng. Tuy nhiên, hiện tại đã xuất hiện một số tựa game được phát triển dựa trên concept Metaverse, điển hình có thể kể đến:
Game truyền thống
Minecraft
Đây là một trò chơi thế giới mở, cho phép người chơi có thể khai thác tài nguyên, chế tác công cụ, xây dựng các công trình và tạo ra thế giới của riêng mình. Game cũng hỗ trợ tương tác giữa các người chơi thông qua các tính năng và chế độ chơi khác nhau.
GTA V
Với chế độ Multiplayer của trò chơi này, người chơi có thể tương tác cùng người khác với các hoạt động buôn bán, trao đổi và giao tiếp khác nhau.
Roblox
Đây là trò chơi cho phép người chơi sáng tạo dựa trên các công cụ được cung cấp bởi các nhà phát triển. Game hỗ trợ trải nghiệm với công nghệ VR và lưu trữ dữ liệu trên Cloud và cung cấp hệ thống economic incentives cho người tham gia.
Các tựa game blockchain trong hệ sinh thái The Sandbox và Decentraland
Các game Metaverse trong các hệ sinh thái này được phát triển trong không gian tiền điện tử. Nó cho phép người chơi tạo ra thế giới của riêng mình, sở hữu tài sản dưới dạng NFT và trao đổi tài sản đó thông qua Marketplace.
Xem thêm: Play-To-Earn (Play2Earn) Là Gì?
Người dùng có thể làm gì trong Metaverse?
Người dùng có thể tham gia một chuyến đi ảo, mua quần áo kỹ thuật số, đi xem một buổi hòa nhạc ảo trong các dự án tiền điện tử. Giữa đại dịch COVID-19, Metaverse là yếu tố quan trọng trong việc thay đổi không gian làm việc, học tập. Điển hình là Horizon Workroom, một bản beta mở miễn phí từ Facebook, cung cấp không gian làm việc ảo hiện đã có sẵn để tải xuống trên Oculus Quest 2 ở các khu vực hỗ trợ Quest 2.
Workroom là một phòng họp ảo cho phép những người làm việc tương tác hiệu quả hơn. Người dùng có thể tham gia cuộc họp trong VR dưới dạng hình đại diện hoặc thực hiện cuộc gọi video từ laptop hoặc PC của mình với những người khác.
Tuy nhiên, các công ty công nghệ vẫn chưa tìm ra cách kết nối các kênh khác nhau của họ. Để Metaverse hoạt động hiệu quả, các nền tảng công nghệ cạnh tranh lẫn nhau cần thống nhất về một bộ tiêu chuẩn để tránh sự chuyển đổi giữa Facebook Metaverse, Microsoft Metaverse và những nền tảng khác.
Tiền điện tử có phải “chìa khóa” của Metaverse?
Mục tiêu của Metaverse là cung cấp cho mọi người trải nghiệm thực tế tăng cường (AR) dưới nhiều hình thức. Tính bất biến của blockchain là đặc tính quan trọng đối với bất kỳ công nghệ thực tế ảo nào để có thể được áp dụng rộng rãi.
Blockchain không chỉ cho phép xác nhận thông tin nhanh chóng mà còn cho phép các giao dịch được bảo vệ và an toàn bằng mật mã. Blockchain và tài sản tiền điện tử là khía cạnh cơ bản và không thể thiếu trong việc triển khai thực tế ảo.
Dựa trên quan điểm trước đó, Metaverse yêu cầu các giao dịch phải được hoàn thành theo yêu cầu, mà Blockchain và tiền điện tử có thể giúp kích hoạt các giao dịch. Các giao dịch này phải an toàn và nhanh chóng. Đặc biệt, các cá nhân trong hệ sinh thái này sẽ cần có khả năng giao dịch và tham gia một cách dễ dàng như thể họ đang gặp trực tiếp; và tin tưởng rằng các giao dịch này sẽ được hoàn thành.
Tuy nhiên, ngay cả khi không tiếp tục sử dụng công nghệ blockchain và tài sản tiền điện tử, xu hướng thanh toán ảo và trực tuyến vẫn đang phát triển. Tham gia giao dịch thương mại trong môi trường trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là áp dụng thanh toán tiền điện tử bằng Visa, Mastercard và PayPal.
Metaverse vẫn là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, để hỗ trợ và hiện thực hóa một Metaverse đầy đủ chức năng, tài sản blockchain và tiền điện tử sẽ đóng một vai trò quan trọng và mấu chốt trong việc triển khai nó trong tương lai.
Kết luận
Bài viết trên đây là những quan điểm và nhìn nhận sơ khai nhất của Ecoinomic.io về Metaverse – một không gian công nghệ tiềm năng. Tuy nhiên, nó vẫn còn là tầm nhìn rất xa trong tương lai do một số rào cản về công nghệ. Và đây chính xác là “miền đất hứa” cho sự phát triển của các ông lớn ngành công nghệ để dẫn đầu xu hướng. Nhưng không ai có thể biết rõ rằng mất bao lâu và bằng cách nào để một Metaverse tồn tại và phát triển song song với cuộc sống thực tại.
Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, chúng ta có thể trải nghiệm các dự án được xây dựng dựa trên ý tưởng về Metaverse và ứng dụng blockchain nhiều hơn vào cuộc sống thực hằng ngày.