Advertisement
Scalp trading (Giao dịch lướt sóng) là một chiến lược giao dịch ngắn hạn với sự kết hợp của khung thời gian ngắn, ra quyết định nhanh và đặc biệt là kỹ năng phân tích kỹ thuật, sử dụng công cụ biểu đồ
Scalp trading (Giao dịch lưới sóng) là một chiến lược giao dịch phổ biến trên thị trường tài chính như tiền điện tử, chứng khoán, forex,…
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn scalp trading là gì, hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết!
Scalp trading là gì?
Giao dịch lướt sóng là một chiến lược giao dịch ngắn hạn nhằm mục đích kiếm lợi nhuận thường xuyên từ những dao động nhỏ về giá.
Các scalp trader sẽ thực hiện nhiều giao dịch trong nhiều khoảng thời gian ngắn, tìm kiếm các biến động nhỏ về giá và khai thác những lúc thị trường không hiệu quả. Từ những khoản lãi nhỏ này, lợi nhuận sẽ tích lũy theo thời gian thành một lượng đáng kể.
Những scalp trader sẽ dựa nhiều vào phân tích kỹ thuật để đưa ra các ý tưởng giao dịch. Vì hầu hết các sự kiện cơ bản diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn, các scalp trader sẽ hiếm khi quan tâm đến phân tích cơ bản. Tuy nhiên, Phân tích cơ bản vẫn giúp các nhà giao dịch tạo ra sự khác biệt lớn trong quá trình chọn lựa tài sản để giao dịch.
Tóm lại, các nhà phân tích lướt sóng thường tận dụng các đợt biến động ngắn hạn hơn là các chuyển động giá lớn. Vì vậy, chiến lược này đòi hỏi nhà giao dịch phải có sự hiểu biết chuyên sâu về cơ chế thị trường và ra quyết định nhanh chóng.
Các scalp trader kiếm tiền như thế nào?
Vậy các yếu tố kỹ thuật mà các scalp trader cần cân nhắc là gì? Khối lượng giao dịch, mức hỗ trợ và kháng cự, các mô hình nến đều thường được sử dụng để xác định và thiết lập giao dịch. Các chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất được các nhà giao dịch lướt sóng sử dụng là đường trung bình động, RSI, bollinger bands, VWAP và công cụ thoái lui Fibonacci.
Nhiều scalp trader còn sử dụng phương pháp phân tích sổ lệnh, hồ sơ khối lượng, lãi suất mở và các chỉ báo phức tạp khác theo thời gian thực. Ngoài ra, nhiều scalp trader còn tạo ra các chỉ số của riêng mình để theo dõi thị trường, nhằm mang lại lợi thế cho họ.
Các scalp trader sẽ giao dịch trong những khoảng thời gian rất ngắn nên thường sử dụng các biểu đồ trong ngày, biểu đồ 1 giờ, 15 phút, 5 phút hoặc thậm chí 1 phút hoặc dưới 1 phút.
Ưu nhược điểm của giao dịch Scalping
Ưu điểm
- Giao dịch lướt sóng có thể dễ dàng tự động hóa vì thường dựa trên các tiêu chí kỹ thuật có thể được tính toán trước.
- Mức độ thua lỗ thấp: Nhà đầu tư có thể kiểm soát tỷ lệ thua lỗ và quản trị rủi ro do thời gian thực hiện giao dịch ngắn, quy mô giao dịch tương đối nhỏ.
- Lợi nhuận cao: Bằng việc sử dụng đòn bẩy, người dùng có thể tận dụng những biến động của thị trường để tối ưu lợi nhuận thu được.
Nhược điểm
- Chi phí giao dịch cao: Nhà đầu tư phải trả phí cho mỗi lần giao dịch, chính vì vậy khi thực hiện nhiều giao dịch, phí giao dịch phải trả cao hơn.
- Tốn thời gian giao dịch: Người dùng cần phải dành nhiều thời gian để theo dõi liên tục những biến động của thị trường, tận dụng sự chênh lệch giá để đặt lệnh phù hợp.
- Đòi hỏi kiến thức nhanh nhạy về phân tích kỹ thuật: Nhà đầu tư cần có kinh nghiệm để phân tích các chỉ số, biểu đồ, phản ứng ngay lập tức với những biến động giá, khả năng quyết đoán cao.
- Tâm lý áp lực: Một chút chậm trễ có thể dẫn đến thua lỗ, nhà đầu tư phải đối mặt với sự căng thẳng cao khi thực hiện giao dịch lướt sóng.
Các chiến lược scalp trading
Lướt sóng tùy ý
Các scalp trader tùy ý thường đưa ra các quyết định giao dịch “ngay lập tức” – khi thị trường mở ra trước mắt họ. Họ dựa nhiều vào trực giác để quyết định thời điểm tham gia hoặc thoát vốn. Quyết định của họ được thực hiện chớp nhoáng dựa trên các điều kiện hiện có.
Lướt sóng theo hệ thống
Ngược lại, các scalp trader theo hệ thống xác định rõ ràng các quy tắc trong hệ thống giao dịch dựa trên dữ liệu và thuật toán. Nếu các điều kiện được đáp ứng, họ sẽ vào hoặc thoát khỏi một giao dịch.
Giao dịch theo phạm vi
Một số scalp trader có thể sử dụng một chiến lược giao dịch theo phạm vi. Họ đợi một khoảng giá được thiết lập và giao dịch trong phạm vi đó. Khi phạm vi bị phá vỡ, phần dưới của phạm vi sẽ là mức hỗ trợ và phần trên của phạm vi sẽ là mức kháng cự . Tất nhiên, điều này không đảm bảo 100% giao dịch sẽ thành công, nhưng nó có thể tạo ra một hệ thống giao dịch lướt sóng hiệu quả. Tuy nhiên, các scalp trader giỏi vẫn phải chuẩn bị cho trường hợp các phạm vi giá bị phá vỡ bằng cách đặt ra các mức cắt lỗ.
Khai thác chênh lệch giá bid-ask
Một kỹ thuật lướt sóng khác liên quan đến việc khai thác chênh lệch giá bid-ask. Nếu có sự khác biệt đáng kể giữa mua vào cao nhất (bid) và giá bán ra thấp nhất (ask), các nhà giao dịch lướt sóng có thể thu được lợi nhuận từ điều đó.
Tuy nhiên, chiến lược này phù hợp với giao dịch theo thuật toán hoặc định lượng hơn vì con người không thể tìm được các điểm thị trường kém hiệu quả nhanh như bot chạy bằng thuật toán.
Sử dụng đòn bẩy
Vì các tỷ lệ nhắm tới tương đối nhỏ, những nhà giao dịch lướt sóng thường dùng đòn bẩy để tăng quy mô vị thế. Đây là lý do tại sao các scalp trader thường sử dụng các nền tảng giao dịch ký quỹ , Hợp đồng tương lai và các loại sản phẩm tài chính có cung cấp đòn bẩy khác.
Tuy nhiên, vì những scalp trader có mục tiêu kiếm lợi nhuận từ các chuyển động nhỏ về giá, cùng với các vị thế lớn nên họ cần phải lưu ý về hiện tượng trượt giá.
Có nên scalp trading không?
Scalp trading thường phù hợp với các nhà giao dịch ngắn hạn với sự kết hợp của khung thời gian ngắn, ra quyết định nhanh và đặc biệt là kỹ năng phân tích kỹ thuật, sử dụng công cụ biểu đồ.
Mặt khác, các nhà giao dịch dài hạn thích đưa ra các quyết định trong thời gian dài hơn và không ngại việc mở các vị thế trong nhiều tháng. Họ chỉ cần thiết lập giá vào, mục tiêu lợi nhuận, mức cắt lỗ và thỉnh thoảng theo dõi giao dịch.
Tổng kết
Scalp trading là một chiến lược giao dịch ngắn hạn thường được sử dụng với mục tiêu thu lợi nhuận từ những biến động giá nhỏ. Đó là một kỹ thuật đòi hỏi rất nhiều kỷ luật, hiểu biết về thị trường và khả năng ra quyết định nhanh chóng.
Hy vọng thông qua bài viết trên, Ecoinomic.io đã giúp bạn hiểu scalp trading là gì, ưu nhược điểm cũng như các chiến lược áp dụng để tối ưu danh mục đầu tư hiệu quả.