Advertisement
Khác với thị trường giao dịch môi giới truyền thống như Fidelity hoặc Vanguard, khi mua bán tiền điện tử bạn sẽ phải thông qua các sàn giao dịch chuyên dùng như Gemini hoặc Coinbase. Lúc này bạn có hai lựa chọn: Để số coin bạn vừa mua lại trên sàn hoặc chuyển nó vào hệ thống kho lưu giữ gọi là ví điện tử. Ví điện tử được chia làm hai loại chính: Hot Wallet và Cold Wallet.
Hot Wallet là gì?
Ví nóng hay còn hiểu là ví phần mềm: đây là kho lưu trữ số có thể kết nối qua điện thoại hoặc máy tính có internet. Chính vì vẫn phải phụ thuộc vào internet, nên Hot Wallet không an toàn trước tin tặc như Cold Wallet. Với một số sàn giao dịch đặc biệt, bạn sẽ được cung cấp Hot Wallet riêng bên cạnh lựa chọn để tiền lại trên sàn.
“Nhờ khả năng kết nối với sàn giao dịch, Hot Wallet đem lại sự thuận tiện hơn cho người dùng và thị trường này cũng được phổ cập rộng rãi hơn.”Nicole DeCicco, người sáng lập CryptoConsultz đã trả lời trong cuộc phỏng vấn gần đây với báo Next advisor. “Nhưng giữ tiền trực tuyến cũng có thể đem lại rủi ro.”
Sử dụng Hot Wallet bạn có thể chuyển tiền số về lại sàn giao dịch dễ dàng khi muốn rút tiền hoặc tham gia mua bán. Và điều này vẫn an toàn hơn so với để tiền lại trên sàn, hơn nữa còn có nhiều tiện ích miễn phí đi kèm. ví nóng thường miễn phí trong khi sử dụng Cold Wallet hoặc Hard Wallet thì phải tốn $ 50- $ 200. Tuy nhiên trước những cuộc tấn công an ninh mạng, thì Hot Wallet không thể có biện pháp đối phó hiệu quả.
Cold Wallet là gì?
Ví lạnh, còn có tên khác là Ví cứng hoặc kho lạnh, là một thiết bị vật lý ngoại tuyến có thể giữ tiền điện tử của bạn. Một số Cold Wallet có dạng giống Usb. Việc lưu trữ ngoại tuyến có thể giúp tiền của bạn an toàn hơn trước các hacker. Tuy nhiên nó đem lại một rủi ro khác, các kho chứa này là ngoại tuyến và không có bản sao, nếu bạn làm mất ví, bạn sẽ mất quyền truy cập và sử dụng tài khoản. Chi phí lên tới 200$ của loại hình này cũng là đáng cân nhắc khi có nhiều sự lựa chọn rẻ hơn.
Mặc dù Cold Wallet cản trở việc Hacker đánh cắp tiền của bạn, nhưng điều này không phải là không thể xảy ra trong trường hợp bạn mua phải ví cũ đã bị can thiệp kỹ thuật. Bạn nên mua Cold Wallet của mình trực tiếp từ nhà sản xuất.
Và Cold Wallet càng có ích hơn khi bạn có ý định mua và tích trữ tiền điện tử trong thời gian dài. Nếu bạn chỉ đang tham gia mua bán trao đổi trong thời gian ngắn hoặc đơn giản là hold tạm thời và muốn cash out nhanh, thì Hot Wallet hoặc thậm chí là để tiền lại trên sàn sẽ thuận tiện và hợp lý hơn.
Ví nóng – Ví lạnh, đâu là lựa chọn tối ưu?
Vì Cold Wallet là thiết bị ngoại tuyến nên về luôn được đánh giá cao về mặt bảo mật, tuy nhiên các yếu tố liên quan đi kèm cũng cần được xem xét. Nếu bạn không muốn tiêu tốn một khoản phí hoặc lo lắng về việc phải trông coi một thiết bị vật lý, thì Hot Wallet nên được ưu tiên.
Hot Wallet cũng đem lại một số trải nghiệm thân thiện hơn với người dùng như kết nối trực tiếp với các sàn giao dịch và chuyển khoản thuận tiện, dễ dàng.
Nhìn chung cả hai hình thức đều có mức độ bảo mật cao hơn so với lưu trữ tiền điện tử trực tiếp trên sàn giao dịch. Nhưng với bất kỳ lựa chọn nào, người dùng luôn cần xem xét nhu cầu của bản thân và các yếu tố phù hợp. Đối với các sàn lớn và uy tín như Coinbase hay Binance, bạn vẫn có thể an tâm để vài trăm đô tiền quỹ lại trên sàn. Với số tiền cao hơn, sự bảo mật tăng cường của ví điện tử là điều khá cần thiết.